Bài 6: Ngôi sao sân cỏ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 6: Ngôi sao sân cỏ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 6: Ngôi sao sân cỏ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Rất khó để thành công và đạt được mục tiêu nếu chỉ dựa vào sức mình. Trong mọi tình huống, cần biết dựa vào sức mạnh của tập thể, cùng nhau tạo nên kỳ tích, vượt qua chông gai để giành chiến thắng.

1. Đọc

Câu 1: Chơi trò chơi: Kể nhanh tên các môn thể thao cá nhân và các môn thể thao đồng đội.

Trả lời:

– Các môn thể thao cá nhân: bơi lội, bóng bàn, đạp xe, điền kinh, cờ vua, bắn súng,…

– Các môn thể thao đồng đội: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn,…

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 6: Ngôi sao sân cỏ 1Câu 2: Đọc Bài 6: Ngôi sao sân cỏ 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.

Câu 1: Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.

Trả lời:

Các thông tin về câu chuyện:

  • Thời gian: sáng nay.
  • Địa điểm: tại khu phố.
  • Các nhân vật: tôi, Mạnh, Chiến, Vĩnh, Long.
  • Nhân vật chính: Việt (tôi).

Câu 2: Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?

Trả lời:

Ở đầu câu chuyện, Việt được giới thiệu là cầu thủ xuất sắc của khu phố, được bạn bè công nhận.

Câu 3: Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động đó cho biết điều gì về hai bạn?

Trả lời:

– Hành động của Mạnh và Việt khác nhau như sau:

  • Mạnh: lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho Việt dẫn xuống vòng cấm địa
  • Việt: cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn

– Những hành động đó cho thấy:

  • Mạnh là người có tinh thần đồng đội cao, biết phối hợp nhịp nhàng với bạn bè để đội mình giành chiến thắng
  • Việt là người ích kỉ, không có tinh thần đồng đội, chỉ muốn tỏa sáng một mình

Câu 4: Vì sao Việt không đá hiệp hai nữa? Theo em, Việt đã nhận ra được điều gì khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình?

Trả lời:

Việt không đá hiệp hai nữa vì cãi cọ với đồng đội và chiến thuật chơi bóng của bản thân Việt không được mọi người hiểu; chính bản thân Việt cũng cảm thấy bế tắc với lối chơi bóng của mình.

Khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình, Việt đã nhận ra lớp càng đá càng hay, có bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý và có những bàn thắng đẹp.

Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu cuối cùng trong bài đọc?

Trả lời:

Em hiểu câu cuối cùng trong bài đọc ý muốn nói Việt đã hiểu được giá trị và sức mạnh của tinh thần đồng đội.

Việt cảm thấy mình được tôn trọng, được đá bóng là được trao cơ hội – bản thân Việt cũng cần làm điều này với đồng đội của mình, Việt đã thực sự hiểu được giá trị của đồng đội.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?

Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?

Trả lời:

– Những từ ngữ trong đoạn chỉ sự vật: bóng, vòng cấm địa.

– Những từ ngữ trong đoạn chỉ hoạt động: cướp, chuyền, dẫn xuống, xô, chặn, lên, hất, nhường, ghi bàn, lao lên, bắt bóng.

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá.

Trả lời:

– Những từ ngữ chỉ sự vật trong một trận đấu bóng đá: khung thành, thẻ phạt, cầu thủ, biên.

– Những từ ngữ chỉ hoạt động trong một trận đấu bóng đá: sút, lật, phòng thủ, ném biên, ném góc, tấn công, băng qua, bật cao, phạt góc, kèm cặp.

Câu 3: Đặt câu nối tiếp câu cho trước, trong đó có sử dụng đại từ thay thế cho phần in đậm.

M: Mạnh lăn xả cướp bóng.

→ Mạnh lăn xả cướp bóng. Hậu vệ lớp C cũng vậy.

a. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý.

b. Lớp tôi càng đá càng hay.

Trả lời:

a) Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Họ thực sự là những người đồng đội.

b) Lớp tôi càng đá càng hay. Tôi thực sự thích điều đó.

2. Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc

Câu 1: Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1: Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi. Bài 6: Ngôi sao sân cỏ

a. Bản báo cáo trên viết về điều gì?

b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?

c. Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.

Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.

d. Nhận xét về cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.

– Về hình thức

– Về nội dung

Trả lời:

a) Bản báo cáo trên viết về: hoạt động trong tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, trường Tiểu học Kim Đồng.

b) Bản báo cáo được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 5C. Tổ trưởng của tổ 1 là người viết báo cáo đó.

c) Thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.

– Phần đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm thời gian viết báo cáo, tên báo cáo.

– Phần chính: Người nhận, nội dung báo cáo chi tiết từng phần.

– Phần cuối: Tên người viết báo cáo, chức vụ, kí và ghi rõ họ tên.

d) Cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.

– Về hình thức: Rõ ràng, mạch lạc từng phần, dễ nhìn từng nội dung được bôi đậm, kẻ bảng, tô khác màu. in nghiêng, thẳng phân biệt.

– Về nội dung: Ngắn gọn, súc tích, diễn đạt câu rõ ý, dễ hiểu.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.

Trả lời:

Em và các bạn cùng nhau trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.

Ghi nhớ bài 6 ngôi sao sân cỏ

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc bài thơ viết về trẻ em.

Đọc mở rộng Bài 6: Ngôi sao sân cỏ

Trả lời:

Học sinh tham khảo bài thơ sau:

Lời Chào

Đi về con chào mẹ

Ra vườn cháu chào bà

Ông làm việc trên nhà

Cháu lên: Chào ông ạ!

Lời chào thân thương quá

 

Làm mát ruột cả nhà

Đẹp hơn mọi bông hoa

Cháu kính yêu trao tặng

Chỉ những người đi vắng

Cháu không được tặng “chào”.

Phạm Cúc

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. Bài 6: Ngôi sao sân cỏ

Trả lời:

Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ: Trẻ em như búp trên cành Tác giả: Nguyễn Đình Hưng Ngày đọc: 26/07/2024
Nội dung bài thơ:

Bài thơ “Trẻ em như búp trên cành” miêu tả hành trình phát triển của trẻ em qua các giai đoạn từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Trong đó, trẻ em được so sánh với những búp non trên cành cây, từ giai đoạn chưa biết đến sự khổ đau và sung sướng đến giai đoạn phát triển và học hỏi từ môi trường xung quanh. Đồng thời, bài thơ cũng nhấn mạnh vai trò của gia đình và giáo dục trong việc hướng dẫn và bảo vệ cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp: Trẻ em như chồi mới nhú trên cây
Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ:

Sau khi đọc bài thơ “Trẻ em như búp trên cành”, em cảm thấy ấm áp và biết ơn đến sự chăm sóc của gia đình và xã hội đối với sự phát triển của trẻ em. Bài thơ đã khiến em suy ngẫm về giai đoạn tuổi thơ của mình và ý nghĩa của việc trải qua quãng thời gian đó trong cuộc đời. Đồng thời bài thơ đã để lại trong em một cảm giác khích lệ và sự mong muốn trở thành người có ích và đầy ý nghĩa trong xã hội như những lời khuyên của bác trong bài thơ.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 3: Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.

G: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.

– Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ.

– Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc: tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ; suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Ví dụ:

Sau khi đọc bài thơ “Trẻ em như búp trên cành”, em cảm thấy ấm áp và biết ơn đến sự chăm sóc của gia đình và xã hội đối với sự phát triển của trẻ em. Bài thơ đã khiến em suy ngẫm về giai đoạn tuổi thơ của mình và ý nghĩa của việc trải qua quãng thời gian đó trong cuộc đời.

Đồng thời bài thơ đã để lại trong em một cảm giác khích lệ và sự mong muốn trở thành người có ích và đầy ý nghĩa trong xã hội như những lời khuyên của bác trong bài thơ.

* Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024