Bài 9: Đi học vui sao – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 KNTT

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 9: Đi học vui sao – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 KNTT

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 9: Đi học vui sao – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Em thường kể với người thân những chuyện gì về trường lớp của em?

Câu 1: Em thường kể với người thân những chuyện gì về trường lớp của em?

Gợi ý trả lời:

Em thường kể với người thân về:

– Những bài học mới, bổ ích được học ở trường

– Những việc tốt mà em làm được ở trường. như trực nhật, được thầy cô khen, giúp bạn bè

– Những trò chơi, hoạt động thú vị mà em tham gia, như văn nghệ, diễn kịch, thể thao, trò chơi…

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 9: Đi học vui sao 1

Câu 2: Đọc Bài 9: Đi học vui sao 2

Từ ngữ:

Má đào: má hồng

Mơn man: lướt nhẹ trên bề mặt, tạo cảm giác dễ chịu

(Vui) Xốn xang: một cảm xúc vui rạo rực trong lòng

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ đi học trong buổi bình minh có nắng, gió.

Câu 2: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?

Gợi ý trả lời:

Những trang sách bạn nhỏ được học có: hương lúa, những cánh cò bay dập dờn, những câu chuyện cổ tích, cách làm đồ chơi,…

Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.

Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi bài 9

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi là:

+ Háo hức nô đùa

+ Vẽ tranh say sưa

Câu 4: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học.

Gợi ý trả lời:

Khi tan học, bạn nhỏ rất vui mừng, vội vàng chạy về nhà.

Câu 5: Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?

Gợi ý trả lời:

Khi nghe tiếng trống tan trường, em cảm thấy rất háo hức và vui vẻ vì sắp được trở về nhà với mẹ.

* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu

2. Nói và nghe

Tới lớp tới trường

Câu 1: Kể về một ngày đi học của em.

– Em đi đến trường cùng ai?

– Thời tiết hôm đó thế nào?

– Đường đến trường hôm đó có gì đặc biệt?

– Ngày học hôm đó có gì đáng nhớ?

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1: Kể về một ngày đi học của em:

  • Em đến trường cùng mẹ.
  • Thời tiết hôm đó mát mẻ, gió thu nhẹ nhàng xen những ánh nắng vui tươi.
  • Đường đến trường hôm đó cây cối, hoa lá xung quanh như đang đón mừng em tới trường.
  • Ngày học hôm đó rất vui. Em được tham gia rất nhiều hoạt động như: thể dục giữa giờ, đọc sách ở thư viện và chơi đùa cùng các bạn trong giờ ra chơi.

– Mẫu 2:

Sáng thứ hai tuần trước, bố đưa em đến trường. Hôm ấy, trời có gió nhẹ, thời tiết mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Suốt dọc đường đến trường, em đã được ngắm nhìn rất nhiều khung cảnh khác nhau.

Những hàng cây xanh đung đưa trong gió, những chiếc xe vội vã chạy trên đường. Bố cùng em ôn lại bài hôm trước bằng cách hỏi và trả lời nhanh. Buổi học hôm ấy, em đã dành được điểm 10.

Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em sau 1 tháng học tập.

Gợi ý trả lời:

Sau một tháng học tập, em cảm thấy rất vui vẻ. Hằng ngày tới trường em được học rất nhiều điều hay, được gặp thầy cô, được chơi đùa cùng các bạn.

3. Viết

Câu 1: Nhớ – viết: Đi học vui sao (3 khổ thơ đầu)

Gợi ý trả lời:

Học sinh nhớ – viết vào vở 3 khổ thơ. Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: xôn xao, mơn man, dập dờn,…

Câu 2: Quan sát tranh, tìm và viết từ ngữ chỉ sự vật theo yêu cầu a hoặc b

a. Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

M: dòng suối

b. Từ ngữ chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã

M: cối giã gạo

Câu 2: Quan sát tranh, tìm và viết từ ngữ chỉ sự vật theo yêu cầu a hoặc b. bài 9

Gợi ý trả lời:

a) Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x: nhà sàn, xe máy, con sóc, cửa sổ, xô nước, cái xẻng, hoa sim, cây xanh.

b) Từ ngữ chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã: đội mũ, vẫy tay, cối giã gạo, …

Câu 3: Tìm thêm từ ngữ có tiếng mở đầu bằng s, x (hoặc chứa tiếng có dấu hỏi, dấu ngã)

Gợi ý trả lời:

– Từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng s, x: xúc xắc, xúc xích, xe đạp, ngôi sao, sách vở, sàn nhà, siêu nước, quả xoài, ốc sên, quả sấu, củ sâm, sấm chớp,…

– Từ chứa tiếng có dấu hỏi: quả bưởi, vỏ cam, chảo rán, hủ tiếu, tổ ong, bún chả, chim sẻ…

– Từ chứa tiếng có dấu ngã: bã trầu, hà mã, tủ gỗ, chỗ ngồi,…

4. Vận dụng

Viết 2 – 3 câu về điều em nhớ nhất trong buổi học hôm nay.

Gợi ý trả lời:

Hôm nay đi học ở trường em cảm thấy vui. Ở trường được học bao nhiêu điều hay, thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến. Em thật hạnh phúc khi được đi học và em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 11: Chuyện bên cửa sổ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

23/11/2024

Luyện tập tổng hợp kiến thức Toán lớp 5 với Bài 18: Luyện tập chung. Hỗ trợ giải bài, nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

22/11/2024