Nội dung chính Bài 15: Bài ca về mặt trời – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:
Mặt trời mọc mang đến niềm vui và sự háo hức chờ đợi của mọi sinh vật trên Trái Đất, bao gồm cả con người. Mỗi ngày mặt trời lại mọc, điều tưởng như bình thường ấy lại trở nên vô cùng đặc biệt và ý nghĩa đối với con người.
1. Đọc
Câu 1: Chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em về cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.
Trả lời:
– Mẫu 1:
Khi thấy cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn, em cảm thấy rất vui và hào hứng. Thấy trong cơ thể thoải mái, dễ chịu vì được chứng kiến khoảnh khắc chỉ diễn ra một lần trong ngày.
– Mẫu 2:
Cảnh mặt trời lặn mang đến cho em một cảm giác yên bình và thư giãn. Đó là khoảnh khắc cuối cùng của ngày, nơi em có thể dừng lại, thả lỏng tâm trí và tận hưởng sự yên tĩnh của bầu trời khi mặt trời nhẹ nhàng chìm vào đất trời. Mặt trời lặn cũng cho em cơ hội để suy ngẫm về những điều đã xảy ra trong ngày và những điều em cảm ơn.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Đàn chim sẻ làm gì khiến nhân vật “tôi” chú ý? Nhân vật “tôi” nghĩ gì về chuyện đó?
Trả lời:
– Đàn chim sẻ khiến nhân vật “tôi” chú ý bằng cách thi nhau cất tiếng hót, khi trầm khi bổng, khi nhanh khi chậm, xôn xao trong vòm không gian như đang hát về một thứ gì mà nhân vật “tôi” không biết
– Sau chuyện đó, nhân vật “tôi” nghĩ rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.
Câu 2: Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Cảnh mặt trời mọc được miêu tả: Sau vòm cây xanh thẳm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Mặt trời mọc giống như chiếc mũ đỏ lớn dần lên từ phía đông, bay lên khỏi vòm cây, chiếm lĩnh nền trời xa xôi và rộng lớn.
Câu 3: Vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ vì khi giống chiếc mũ đỏ, mặt trời mới chỉ nhô lên một nửa sau vòm cây xanh; còn khi được ví giống chiếc mâm đồng đỏ sau đó, là khi mặt trời đã nhô hẳn lên khỏi vòm cây, hiện rõ trước mặt nhân vật “tôi”.
Câu 4: Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” như thế nào? Em suy nghĩ gì về bài hát của nhân vật “tôi”?
Trả lời:
– Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” sung sướng, trái tim bỗng vang lên một bài ca về mặt trời.
– Em có suy nghĩ về bài hát của nhân vật “tôi”: bài hát thể hiện suy nghĩ hồn nhiên, trẻ thơ, ví mặt trời như một con người đi, về,…
Nhân vật “tôi” đã cảm nhận được sự kỳ diệu của việc mặt trời mọc và muốn chia sẻ niềm vui và sự hân hoan đó thông qua bài hát của mình. Bài hát không chỉ diễn tả vẻ đẹp của mặt trời mà còn là sự tôn vinh và tri ân đối với sức mạnh của tự nhiên và sự sống.
Câu 5: Khi đọc đoạn văn tả mặt trời mọc, có hai bạn nhỏ đã nêu ý kiến như dưới đây. Em thích ý kiến của bạn nào hoặc có ý kiến nào khác? Vì sao?
Trả lời:
– Mẫu 1:
Em thích đoạn văn tả mặt trời mọc của bạn Việt Phương. Vì em thấy đoạn văn này có cách miêu tả dí dỏm, vui tươi thông qua cách tả mặt trời mọc như màn ảo thuật, được nhiều người chờ đón, háo hức.
– Mẫu 2:
Em thích ý kiến của bạn Ngọc Minh hơn. Ý kiến đó tạo ra hình ảnh mặt trời mọc như một sự kiện đặc biệt và tuyệt vời, giống như một nghệ sĩ muốn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả của mình.
Hình ảnh này tạo ra cảm giác của sự kỳ vĩ và trọng đại khi mặt trời lên từ phía đông, và làm cho người đọc cảm nhận được sự quan trọng của mỗi ngày mới bắt đầu.
2. Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA
Câu 1: Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?
Trả lời:
– Trong đoạn thơ a, từ hạt có nghĩa là một bộ phận hình thành từ quả của một loại cây, có chức năng duy trì nòi giống, nảy mầm cây mới.
Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa gốc.
– Trong đoạn thơ b, từ hạt có nghĩa là một giọt, lượng mưa nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng.
Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 2: Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
– Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa:
+ Trong câu a, một chân, chân đứng, chân quay, ba chân: dùng với các nghĩa chuyển, là bộ phận tiếp xúc với đất, có chức năng đỡ, trụ cho bộ phận của vật đứng thẳng.
+ Trong câu b, chân em: được dùng với nghĩa gốc, là bộ phận của con người có chức năng nâng đỡ, di chuyển bước đi.
– Các nghĩa này giống nhau ở chỗ đều là bộ phận có chức năng làm trụ, tiếp xúc giữa vật/người với mặt đất.
Khác nhau ở chỗ với nghĩa gốc, chân là bộ phận di chuyển, bước đi được nhưng với nghĩa chuyển, chân chỉ là bộ phận giữ thăng bằng, tiếp giáp với đất, làm trụ cho vật chứ không tự di chuyển được.
Câu 3: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:
Trả lời:
– Từ mũi:
+ Câu theo nghĩa 1: Em bé có chiếc mũi thật xinh xắn.
+ Câu theo nghĩa 2: Mũi khoan rất chính xác.
– Từ cao:
+ Câu theo nghĩa 1: Em chưa từng nhìn thấy toà nhà nào cao như vậy.
+ Câu theo nghĩa 2: Nhiệt độ ngoài trời hôm nay rất cao.
3. Viết
Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
– Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
– Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,… để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
Trả lời:
Học sinh tự làm theo gợi ý trên.
Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa.
– Bố cục bài văn
– Trình tự miêu tả,…
* Vận dụng
Câu 1: Đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Trả lời:
Em đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Câu 2: Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,… và chép lại những câu văn hay.
Trả lời:
– Đoạn văn tả cảnh rừng núi: Cây gỗ ở đây đều là các cây lá rộng, tán lá lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau vì mỗi loài cây thích nghi với lượng ánh sáng khác nhau. Có những cây hướng sáng, chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt lọt xuống phía dưới cho những loài ưa bóng râm hơn. Cứ như thế chúng cùng tồn tại.
– Đoạn văn tả cảnh đồng bằng: Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng vàng ươm hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.