Bài 14: Chân trời cuối phố – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 14: Chân trời cuối phố – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 14: Chân trời cuối phố – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Câu chuyện kể về một chú cún nhỏ sống trong một ngôi nhà xinh xắn, chưa từng bước ra hết cả dãy phố nơi mình ở. Chú cún luôn mang trong mình sự tò mò.

Vào một buổi sáng, chú có cơ hội chạy dọc khắp dãy phố, và cảnh vật mới mẻ hiện ra trước mắt đã mở ra cho chú biết bao điều kỳ thú và lạ lẫm, khiến chú vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

1. Đọc

Câu 1: Nói về lần đầu tiên em được đến một nơi nào đó (lần đầu ra biển, lần đầu đến thư viện, lần đầu ra chợ cùng mẹ,..). Chia sẻ cảm xúc của em khi đó.

Gợi ý trả lời:

– Gợi ý:

  • Kỉ niệm đó là lần đầu em đi đến đâu? Cùng với ai?
  • Nơi đó có đặc điểm gì khiến em ấn tượng và nhớ mãi?
  • Em đã có những hoạt động gì vào hôm đó? Hoạt động nào em yêu thích nhất?
  • Cảm xúc của em về chuyến đi đó?

– Mẫu:

Lần đầu em được đi biển là năm ngoái. Gia đình em đã đi biển Cửa Lò nhân dịp nghỉ hè. Nhìn thấy bãi biển từ xa, em đã thấy rất vui và hào hứng. Khi đến nơi, đặt chân lên bãi cát trắng trải dài, cảm giác mới thật tuyệt làm sao!

Từng hạt cát len lỏi vào bàn chân như những cục bông mềm mại, êm ái. Chạy trên bãi cát mà em không dấu nổi sự phấn khích. Từng cơn sóng vỗ nhẹ vào bờ cát trắng mới. Nước biển thật mát. Đứng trước biển, em thấy thật thoải mái.

Loài vật này có thể kháng độc từ rắn, lại rất lì lợm và nghịch ngợm, có thể chọc phá cả sư tử.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 14: Chân trời cuối phố 1Câu 2: Đọc Bài 14: Chân trời cuối phố 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm thông tin về nhân vật cún trong câu chuyện theo gợi ý.

Câu 1 trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Tên: Cún

– Nơi ở: sống trong ngôi nhà nhỏ trong dãy phố với những mái tôn cũ kĩ và con đường lầy lội mùa mưa.

– Hình dáng: quá nhỏ

– Tính cách: tò mò, năng động, ham học hỏi

– Tiếng kêu: Ắng! Ắng…

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài là:

Những chi tiết cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài là:

– Cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”

– Bực đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: Ắng! Ắng!…

Câu 3: Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra điều gì?

Gợi ý trả lời:

Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra:

  • Thế giới ngoài kia là hố tiếp phố. Làng tiếp làng. Bến sông này nối dài tới bến sông khác…
  • Cuối con phố của cún là những chân trời mở ra vô tận.
  • Những chân trời đang chờ cún lớn lên từng ngày.

Câu 4: Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún và giải thích vì sao cún có những cảm xúc đó.

Gợi ý trả lời:

– Những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún là: tò mò, bực mình, mừng rỡ

– Cún có những cảm xúc như vậy là do cún tò mò về cuộc sống không chỉ ở cuối phố mà còn ở nhiều nơi khác. Cún vui mừng khi được khám phá chân trời mới.

Câu 5: Hãy tưởng tượng em cùng cún đi trên dãy phố trong bài đọc, em sẽ thấy những gì?

Câu 5 trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Nhìn: Con đường trước nhà khô ráo sau trận gió đêm. Con đường dốc dần lên cao.

– Nghe: Tiếng gió thổi mát rượi bất chợt ùa đến.

– Ngửi: Mùi bùn khô từ những bến sông với con đò đang trôi xa bờ, từ dọc bờ sông bên kia thổi vào.

– Cảm xúc: em cảm thấy vui vẻ như chú cún bởi vì đã được cùng cún khám phá và hiểu ra những chân trời mới.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 5: Tìm các câu văn có sử dụng dấu hai chấm trong bài đọc và cho biết công dụng của các dấu hai chấm đó.

Gợi ý trả lời:

Các câu văn có sử dụng dấu hai chấm là:

Câu văn có dấu hai chấm Tác dụng dấu hai chấm trong câu
Mỗi lần chú định ra cổng là người lớn trong nhà lại nhắc: “Cún, vào nhà!”. Báo hiệu nội dung phía sau dấu hai chấm là trích dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật (đặt trong dấu ngoặc kép).
Nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”. Báo hiệu nội dung phía sau dấu hai chấm là trích dẫn nguyên văn suy nghĩ của nhân vật (đặt trong dấu ngoặc kép).
Rồi tò mò chuyển thành bực mình. Bực đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa:

– Ắng! Ắng!…

Báo hiệu nội dung phía sau dấu hai chấm là trích dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật (đứng sau dấu gạch ngang).
Trước mặt, dọc bờ sông bên kia: làng quê với những bãi bờ, cây cối, nhà cửa. Báo hiệu nội dung phía sau dấu hai chấm là các nội dung được liệt kê.

Câu 2: Tìm từ ngữ có thể thay thế cho các từ mừng rỡ, yên ắng.

Gợi ý trả lời:

– Từ ngữ thay thế cho mừng rỡ: vui mừng, mừng húm, mừng quýnh,…

– Từ ngữ thay thế cho yên ắng: yên tĩnh, vắng vẻ, vắng lặng, vắng ngắt,…

2. Viết

Viết bài 14 chân trời cuối phố

Câu 1: Chuẩn bị.

– Em muốn kể lại câu chuyện nào? Em đã đọc hay được nghe kể?

– Trong câu chuyện có những sự việc nào? Trình tự của các sự việc đó ra sao?

Gợi ý trả lời:

– Em muốn kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Câu chuyện này em đã được nghe mẹ kể từ khi còn bé.

– Trong câu chuyện có những sự việc:

+ Có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

+ Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

+ Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

+ Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

+ Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ.

+ Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Câu 2: Lập dàn ý.

Lập dàn ý dựa vào nội dung đã chuẩn bị. Tham khảo gợi ý dưới đây:

Câu 2 trang 61 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em lập dàn ý dựa vào gợi ý.

Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

– Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy đủ.

– Các sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Gợi ý trả lời:

Em tiến hành lắng nghe và chỉnh sửa dàn ý.

3. Nói và nghe

nói và nghe bài 14 chân trời cuối phố

Câu 1: Chuẩn bị

Câu 1 trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Lựa chọn một việc có ích em đã từng làm cùng bạn bè hoặc người thân: quyên góp sách vở, quần áo tặng học sinh vùng lũ lụt

– Em đã làm việc đó ở trường vào tháng trước cùng với cả lớp.

– Em đã tham gia ủng hộ sách vở, quần áo.

– Việc đó đã giúp cho các bạn cùng lũ có sách vở để học và có quần áo để mặc.

Câu 2: Chia sẻ với bạn việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân.

Câu 2 trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

Hằng năm, sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, trường em lại tổ chức quyên góp để ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, năm nay cũng vậy.

Chúng em có thể ủng hộ đồ dùng học tập, quần áo hoặc tiền mặt. Cán bộ lớp có trách nhiệm phân loại, thống kê và nộp về cho nhà trường. Thời gian để các lớp hoàn thành nhiệm vụ là một tuần.

Chiều hôm đó, sau khi kế hoạch được phát động, em đã xin mẹ thu gom một số sách vở còn mới để tặng các bạn. Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mới mà mình không mặc nữa.

Sau khi đã thu gom được một số đồ, em gấp lại gọn gàng, rồi để vào trong túi. Mẹ cũng đã giúp em sắp xếp gọn gàng đồ đạc. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ.

Em tin rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ nó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em để thực hiện được ước mơ của mình và mùa đông này các bạn sẽ không bị lạnh nữa.

Em cảm thấy vui khi đã làm được một việc tốt. Điều đó khiến em hạnh phúc vô cùng.

Tấm lòng nhỏ nhưng góp phần đem lại lợi ích to lớn. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.

Câu 3: Ghi chép những ý quan trọng trong bài phát biểu của bạn để trao đổi với bạn.

Em lắng nghe bài phát biểu của bạn để trao đổi với bạn.

* Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống (ví dụ: câu chuyện về một cuộc phiêu lưu, một chuyến du lịch hoặc về quá trình thực hiện một công việc phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,…).

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức…

22/11/2024

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024