Tổng hợp ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học cần thiết cho bé

Home » Tiếng Anh » Tổng hợp ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học cần thiết cho bé

Ngữ pháp tiếng Anh Tiểu học là nền tảng vững chắc giúp các em nhỏ tiến xa hơn trong hành trình chinh phục tiếng Anh. Bài viết này sẽ tổng hợp những kiến thức ngữ pháp quan trọng nhất để các em có thể tự ôn luyện tại nhà một cách hiệu quả.

Phân biệt từ loại

Để học tốt tiếng Anh, học sinh Tiểu học cần phân biệt rõ 5 loại từ chính và cách sử dụng của chúng trong câu.

Phân biệt từ loại

Danh từ

Là từ gọi tên người, đồ vật, sự việc hay nơi chốn.

Vị trí trong câu: 

– Danh từ thường là chủ ngữ của câu.

Ví dụ: English is the subject that I like the best (Tiếng Anh là môn học tôi thích nhất).

– Danh từ đứng sau động từ “ To be”.

Ví dụ: She is a teacher (Cô ấy là giáo viên).

– Danh từ đứng sau tính từ.

Ví dụ: This is a nice chair (Đây là một chiếc ghế đẹp).

– Danh từ đứng sau a/an, the, this, that, these, those…

Ví dụ: This table is green (Cái bàn này màu xanh lá cây).

– Danh từ đứng sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at.

Ví dụ: Mai is good at Math (Mai học tốt môn Toán).

Động từ

Là từ diễn tả một hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Nó xác định chủ từ làm hay chịu đựng một điều gì.

Vị trí trong câu: 

– Động từ thường đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ:  He plays soccer every day (Anh ấy chơi bóng đá mỗi ngày).

– Có thể đứng sau trạng từ chỉ mức độ thường xuyên.

Ví dụ: I usually study English in the morning (Tôi thường xuyên học tiếng Anh vào buổi sáng).

Tính từ

Là từ miêu tả tính chất cho danh từ, làm cho danh từ rõ nghĩa hơn, chính xác và đầy đủ hơn.

Vị trí trong câu:

– Tính từ đứng trước danh từ.

Ví dụ: She is a beautiful girl (Cô ấy là một cô gái xinh đẹp).

– Tính từ đứng sau động từ TOBE.

Ví dụ: This table is expensive (Cái bàn này đắt).

– Tính từ đứng sau động từ chỉ cảm xúc: feel, look, become, get, turn, seem, sound, hear…

Ví dụ: She feels good (Cô ấy cảm thấy ổn)

Trạng từ

Là từ bổ sung ý nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một trạng từ khác. Tương tự bổ nghĩa cho các từ đi kèm để từ đó rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn.

Vị trí trong câu:

– Trạng từ thường đứng sau động từ thường.

Ví dụ: She runs quickly (Cô ấy chạy rất nhanh).

– Trạng từ có thể đứng sau tân ngữ.

Ví dụ: Hoa speaks English fluently (Hoa nói tiếng Anh trôi chảy).

Giới từ

Là từ thường dùng với danh từ và đại từ hay chỉ mối tương quan giữa các từ này với những từ khác, thường là nhằm diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí.

– Giới từ thường đứng trước danh từ, cụm danh từ hoặc danh động từ.

Ví dụ: I go to the zoo on sunday (Tôi đi sở thú vào chủ nhật).

Mở rộng vốn từ vựng cho bé cùng 5 cuốn sách truyện Tiếng Anh

Giúp bé yêu thành thạo từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình

Các thì tiếng Anh cơ bản

Tiếng Anh có hệ thống 12 thì để diễn tả chi tiết các hành động, nhưng đối với học sinh Tiểu học, việc làm quen với 4 thì cơ bản cho quá khứ, hiện tại và tương lai là vô cùng quan trọng. Đây như chiếc chìa khóa giúp các em mở ra cánh cửa giao tiếp tiếng Anh.

Các thì tiếng Anh cơ bản

Hiện tại đơn

Là thì dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hay một hành động diễn ra lặp đi lặp lại theo thói quen, phong tục, khả năng.

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + V(s/es) + O

– Phủ định: S + do not /does not + V

– Nghi vấn: Do/Does + S + V?

Cách dùng:

– Thì hiện tại đơn diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý, 1 hành động xảy ra thường xuyên, một thói quen ở hiện tại. Thì hiện tại đơn diễn tả một năng lực của con người.

Hiện tại tiếp diễn

Là thì dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm chúng ta nói, và hành động đó vẫn chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + am/is/are + V-ing

– Phủ định: S + am/is/are + not + V-ing

– Nghi vấn: Am/Is/Are + S + V-ing?

Cách dùng:

– Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài tại thời điểm nói. Thường tiếp theo sau mệnh lệnh, câu đề nghị.

– Ngoài ra, thì hiện tại tiếp diễn còn diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại hoặc một hành động sắp xảy ra (ở trong tương lai gần).

Quá khứ đơn

Là thì dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ.

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + Ved + O

– Phủ định: S + didn’t + V + O

– Nghi vấn: Did + S + V + O?

Cách dùng:

Thì quá khứ đơn diễn tả hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ. Hoặc được dùng để diễn tả thói quen trong quá khứ. Hoặc một chuỗi hành động xảy ra liên tiếp.

Tương lai đơn

Là thì được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói.

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + will + V + O

– Phủ định: S + will + not + V+ O

– Nghi vấn: Will + S + V + O?

Cách dùng:

Thì tương lai đơn diễn tả một dự đoán nhưng không có căn cứ. Hoặc được dùng để diễn tả một quyết định đột xuất ngay lúc nói. Hay một lời ngỏ ý, một lời hứa, đe dọa, đề nghị.

Động từ Tobe

Trong thì hiện tại đơn, động từ tobe gồm có 3 dạng thức là AM, IS và ARE. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng của am, is và are, chúng ta cùng đi vào chi tiết từng trường hợp nhé:

Động từ Tobe

AM

Dùng với chủ ngữ “I” (tôi):

– Ví dụ: I am a student. (Tôi là một học sinh.)

IS

Dùng với chủ ngữ là danh từ số ít hoặc đại từ he, she, it:

– Ví dụ:

  • He is a doctor. (Anh ấy là một bác sĩ.)
  • She is beautiful. (Cô ấy rất đẹp.)
  • It is a cat. (Đó là một con mèo.)

ARE

Dùng với chủ ngữ là you, we, they hoặc danh từ số nhiều:

– Ví dụ:

  • You are students. (Các bạn là học sinh.)
  • We are friends. (Chúng tôi là bạn bè.)
  • They are teachers. (Họ là giáo viên.)

Lưu ý:

– Động từ tobe thường đứng trước tính từ hoặc danh từ để miêu tả về chủ ngữ.

– Động từ tobe cũng được sử dụng để kết hợp với trạng từ để chỉ vị trí, thời gian,…

Thì hiện tại đơn

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + am/is/are + N/Adj

– Phủ định: S + am/is/are + not + N/Adj

– Nghi vấn: Am/Is/Are + S + N/Adj?

Quá khứ đơn

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + was/were + N/Adj

– Phủ định: S + was/were + not + N/Adj

– Nghi vấn: Was/Were + S + N/Adj?

Tương lai đơn

Cấu trúc:

– Khẳng định: S + will be + N/Adj

– Phủ định: S + will not be + N/Adj

– Nghi vấn: Will + S + be + N/Adj?

To V và V-ing

Học sinh tiểu học cần phân biệt rõ động từ nguyên mẫu (to V) và danh động từ (V-ing) để sử dụng đúng trong câu.

To V và V-ing

Động từ nguyên mẫu to V

Động từ nguyên mẫu có “to” là dạng cơ bản nhất của động từ, thường được sử dụng để chỉ mục đích, kế hoạch hoặc sau một số động từ, tính từ nhất định.

– To V đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: To exercise everyday helps you keep fit (Tập thể dục mỗi ngày giúp bạn giữ gìn vóc dáng).

– To V làm tân ngữ của động từ.

Ví dụ:  She decided to do exercise everyday (Cô ấy quyết định tập thể dục mỗi ngày).

– To V làm bổ ngữ cho tân ngữ.

Ví dụ: My dream is to become a famous writer (Ước mơ của tôi là trở thành một nhà văn nổi tiếng).

Danh động từ V-ing

V-ing, hay còn gọi là danh động từ, có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò của danh từ trong câu.

– V-ing là chủ ngữ của câu.

Ví dụ: Jogging is my favorite sport (Chạy bộ là môn thể thao yêu thích của tôi).

– V-ing giữ vị trí tân ngữ của động từ.

Ví dụ:  I enjoy swimming everyday (Tôi thích bơi lội hàng ngày).

– V-ing làm bổ ngữ cho tân ngữ.

Ví dụ: They spend time playing video games everyday (Họ dành thời gian chơi trò chơi điện tử mỗi ngày).

Danh từ số ít, số nhiều

Danh từ số ít, số nhiều

Danh từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng. Danh từ có hai dạng: số ít và số nhiều. Đa số danh từ thêm “s” ở dạng số nhiều, nhưng có một số trường hợp đặc biệt:

– Danh từ tận cùng bằng o,x,s,z,sh ta thêm “es” ở số nhiều. Ví dụ: box – boxes; watch – watches.

– Danh từ tận cùng bằng f, fe thì chuyển “f” hoặc “fe” thành “v” và thêm “es” ở dạng số nhiều. Ví dụ: wolf – wolves; wife – wives; leaf – leaves.

– Danh từ kết thúc bằng y, o thì không có quy tắc nhất định. Ví dụ như sau: baby – babies; toy – toys; kidney – kidneys.

– Một số danh từ có hình thức số nhiều khác nhau cũng không có quy tắc nhất định. Ví dụ: child – children; woman – women; man – men; mouse – mice; Person – People.

– Một vài danh từ có dạng số ít và số nhiều đều giống nhau. Ví dụ: sheep – sheep; deer – deer; series – series.

Động từ khuyết thiếu can và can’t

Động từ khuyết thiếu can và can’t

Can và can’t là hai động từ giúp chúng ta biểu đạt khả năng hoặc không khả năng của một người hoặc một vật. Và chúng có cấu trúc như sau:

– Câu khẳng định: S + can + V

Vd: She can swim.

– Câu phủ định: S + can’t ( can not) + V

Vd: He can’t dance.

– Câu nghi vấn: Can + S + V?

Vd: Can she swim?

Câu so sánh

Câu so sánh

So sánh hơn là một công cụ hữu ích giúp chúng ta so sánh các đặc điểm khác nhau giữa hai đối tượng. Cấu trúc cơ bản của so sánh hơn khá đơn giản, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt:

S + V + Short Adj/Adv – er + (than) + N/Pronoun

– Ví dụ: Mai is taller than Linh (Mai cao hơn Linh).

Tác giả:

Là một giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tôi luôn mong muốn hỗ trợ học tập cho các em học sinh tiểu học. Cho nên tôi cùng đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ cao đã xây dựng kênh Kiến Thức Tiểu Học, nhằm cung cấp các tài liệu học tập miễn phí, chất lượng cao cho các em, thầy cô và phụ huynh. Tôi luôn muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và giúp các em học sinh đạt được kết quả tốt trong học tập. Kiến Thức Tiểu Học hứa hẹn sẽ là nơi mang đến cho các em học sinh, thầy cô và phụ huynh những tài liệu học tập chất lượng nhất.

Bài viết liên quan

Giải Tiếng Anh lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

19/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

19/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

19/09/2024