Nội dung chính Bài 18: Đồng cỏ nở hoa – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:
Văn bản nói về Bống, một cô bé tài năng trong lĩnh vực hội họa. Điểm nổi bật là khả năng vẽ của Bống rất giống thực tế.
Hơn nữa cô bé còn sở hữu trí tưởng tượng phong phú, giúp các tác phẩm của em trở nên sống động. Chính vì thế những bức tranh của Bống đã nhận được lời khen ngợi từ ông họa sĩ Phan.
1. Đọc
Câu 1: Nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ làm gì? (vẽ, sáng tác thơ, làm đồ chơi,…). Vì sao em thích làm việc đó?
Gợi ý trả lời:
– Nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ vẽ tranh. Vì vẽ tranh là sở thích của em. Khi được vẽ tranh, em sẽ thấy rất thoải mái và thích thú.
– Nếu có một buổi chiều rảnh rỗi, em sẽ ngồi xếp bộ lego hình lâu đài mà bố mua cho.
– Nếu có một buổi sáng rảnh rỗi, em sẽ ngồi vẽ bức tranh vườn hoa nhà mình lúc sáng sớm.
– Nếu có một buổi tối rảnh rỗi, em sẽ ra sân vẽ bức tranh đêm trăng.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu?
Gợi ý trả lời:
Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu: Bống là một cô bé có tài năng hội họa.
Câu 2: Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là gì?
Gợi ý trả lời:
Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là Bống vẽ rất giống.
- Con mèo Kết ra con mèo Kết.
- Con chó Lu ra con chó Lu.
- Cây cau ra cây cau.
- Bố Lít nó ra bố Lít.
- Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.
Câu 3: Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ Phan đối với tranh Bống vẽ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!”? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
- Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.
- Khen Bống có năng khiếu vẽ tranh.
- Dự đoán Bống sẽ là một hoạ sĩ tài năng trong tương lai.
Gợi ý trả lời:
Chọn đáp án A. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.
Câu 4: Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú?
Gợi ý trả lời:
Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú:
– Khi được họa sĩ hỏi: “Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?”. Bống trả lời: “Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.”
– Khi được hỏi: “Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì?”. Bống trả lời: “Là lưng con mèo. Ý cháu là… hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu!”
Câu 5: Em có ấn tượng với nhân vật nào trong các bức vẽ của Bống? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em có ấn tượng với nhân vật chuột nhắt trong các bức vẽ của Bống. Vì chuột nhắt đang đứng trên đầu mèo rất dũng cảm.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Tìm nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A.
Gợi ý trả lời:
Câu 2: Đặt 1 – 2 câu với từ ở cột A, bài tập 1.
M: Nhà thơ Phạm Hổ sáng tác nhiều bài thơ hay cho thiếu nhi.
Gợi ý trả lời:
Học sinh tham khảo các câu văn sau:
– Nhờ sự làm việc nghiêm túc và chăm chỉ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phong đã sáng tác được rất nhiều ca khúc hay, bắt tai, được khán giả yêu mến.
– Người đàn ông trông có vẻ bình thường kia, chính là người sáng tạo ra chiếc điện thoại gập đầu tiên trên thế giới.
– Sau một thời gian mày mò, tìm hiểu, anh ta đã sáng chế ra chiếc máy phát điện từ các vật liệu cũ ở trong nhà kho.
2. Viết
Câu 1: Chuẩn bị
Gợi ý trả lời:
a) Lựa chọn câu chuyện em thích: Sự tích cây vú sữa.
b) Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng: Phương án 2: Viết tiếp đoạn kết.
Mẫu: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc.
Câu 2: Tìm ý.
Gợi ý trả lời:
Mở bài: Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Thân bài:
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về.
Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
–“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:
– Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?
Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:
– Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.
Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau
Kết bài: Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
Câu 3: Chỉnh sửa.
– Trình bày rõ những điều tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã chọn.
– Nội dung tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo.
Gợi ý trả lời:
Em chỉnh sửa lại bài.
3. Nói và nghe
Câu 1: Chuẩn bị.
G:
– Có thể giới thiệu về chiếc máy bay, con diều, chiếc đèn ông sao,… hoặc bất kì sản phẩm nào do em tự tay làm ra.
– Giới thiệu tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, cách làm, điểm đặc biệt nhất của sản phẩm.
– Kết hợp sử dụng tranh ảnh, vật thật,… để cuốn hút người nghe.
Gợi ý trả lời:
Đây là chiếc đèn ông sao do em tự làm. Chiếc đèn có hình ngôi sao năm cánh rất đẹp. Để làm được chiếc đèn này, chúng ta cần chuẩn bị thanh tre vót nhọn, giấy bóng kính, giấy màu, keo dán và dây thép li cố định.
Đầu tiên, em vót các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao. Sau khi đã tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót nhẵn sẵn, bằng nhau, em buộc chặt các góc để thành hình ông sao.
Sau khi khung ngôi sao được chắc chắn, em lấy keo phết lên bề mặt của từng cánh sao để dán giấy bóng kính lên. Em sử dụng giấy bóng kính màu đỏ cho phần ngoài và màu vàng cho phần giữa để tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc. Sau khi đã làm xong, em trang trí hoa tùy thích.
Điểm đặc biệt nhất của chiếc đèn chính là nó có thể cho đèn led hoặc nến vào chính giữa đèn. Khi đèn sáng trông rất đẹp. Em rất thích chiếc đèn của em.
Câu 2: Nói
Giới thiệu sản phẩm em đã làm (chú ý sử dụng các tính từ, hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm của sản phẩm đó).
Câu 3: Trao đổi, góp ý.
Trao đổi, góp ý về nội dung, cách nói, cử chỉ, điệu bộ,… khi nói. Ghi lại những góp ý của bạn hoặc cách làm một sản phẩm em yêu thích.
Gợi ý trả lời:
Em lắng nghe góp ý và trao đổi với bạn.
* Vận dụng
1. Chia sẻ với người thân về sản phẩm em đã giới thiệu ở hoạt động Nói và nghe.
2. Tìm đọc sách, truyện về các phát minh khoa học.