Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản diễn tả quá trình Hà thực hiện các bước gấp một chú thỏ con xinh xắn bằng giấy để làm quà tặng cho Hoa nhân dịp sinh nhật.

1. Đọc

Câu 1: Em biết làm những đồ chơi nào? Chia sẻ với bạn cách làm một đồ chơi.

Gợi ý trả lời:

– Em biết làm diều giấy.

– Cách làm diều giấy:

+ Khung diều: Bộ phận chính của diều thường được làm bằng tre vót sẵn. Khung diều tốt giúp cố định và chắc chắn khi đón gió.

+ Đo và và cắt áo diều: Dùng túi nhựa, giấy hoặc vải có bề rộng 1m làm áo diều. Hoặc dùng giấy dán trang trí hoặc giấy báo làm áo diều.

+ Lắp bộ phận của diều: Gắn dây thả, làm đuôi diều, trang trí diều cho thật đẹp.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy 2Câu 2: Đọc Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Dựa vào bài đọc, cho biết cần chuẩn bị những đồ vật nào dưới đây khi làm thỏ con bằng giấy.

 Câu 1 trang 94 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Những đồ vật nào dưới đây khi làm thỏ con bằng giấy là: giấy trắng hoặc bìa, giấy màu, hồ dán, kéo, bút chì, bút màu.

Câu 2: Để làm được thỏ con bằng giấy, cần phải thực hiện những bước nào? Nêu hoạt động chính trong mỗi bước.

Gợi ý trả lời:

Để làm được thỏ con bằng giấy, cần phải thực hiện những bước sau:

– Bước 1: Cắt:

+ Cắt hai hình chữ nhật từ 2 tờ giấy trắng để làm đầu thỏ, thân thỏ.

+ Cắt hình tai thỏ từ giấy trắng, sau đó gấp theo đường kẻ nét đứt.

+ Cắt đế từ giấy màu.

– Bước 2: Dán: Dùng hồ dán những mẩu giấy vừa cắt theo thứ tự từ đầu, thân, rồi đến đế.

– Bước 3: Vẽ: Dùng bút màu vẽ trang trí cho thỏ: mắt, râu, mũi, miệng ở đầu thỏ.

Câu 3: Trình bày 1 – 2 bước làm thỏ con bằng giấy.

Gợi ý trả lời:

  • Bước 1. Cắt

– Cắt hai hình chữ nhật từ 2 tờ giấy trắng để làm đầu thỏ, thần thỏ.

+ Hình thứ nhất: rộng 10 cm, dài 25 cm.

+ Hình thứ hai: rộng 15 cm, dài 25 cm.

– Cắt hình tai thỏ từ giấy trắng, sau đó gấp theo đường kẻ nét đứt (như hình bên).

– Cắt đế từ giấy màu

  • Bước 2: Dán:

+ Dùng hồ dán hai mép của mỗi hình chữ nhật để tạo thành đầu thỏ và thân thỏ.

+ Dán tai thỏ, đầu thỏ, thân thỏ với nhau, sau đó dán lên đế.

Câu 4: Giới thiệu về chú thỏ con bằng giấy được nói đến trong bài đọc.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Chú thỏ con trong bài đọc được làm từ giấy và được trang trí bằng bút chì và bút màu. Đầu thỏ được cắt thành hình chữ nhật với chiều dài là 25 cm và chiều rộng là 10 cm. Thân thỏ được cắt thành hình chữ nhật có chiều rộng là 15 cm và chiều dài là 25 cm.

Phần tai của thỏ con được cắt và gấp theo nét đứt của tờ giấy trắng. Đế của thỏ con được làm bằng giấy màu. Sau khi cắt, thỏ con sẽ được dán lần lượt các hình theo thứ tự từ đầu xuống thân và cuối cùng là đế. Thỏ con thêm phần xinh xắn không thể thiếu bước trang trí bằng bút chì và bút màu.

– Mẫu 2:

Đây là chú thỏ con làm từ giấy bìa do mình làm ra. Chỉ từ các mẩu giấy bìa và chì màu, chúng ta có thể tự làm một món đồ chơi vừa dễ thương lại ý nghĩa. Các bạn hãy làm theo phần hướng dẫn để có một chú thỏ cho riêng mình nhé!

2. Luyện từ và câu

TÍNH TỪ

Câu 1: Tìm từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu dưới đây:

Câu 1 trang 94 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Vị của quả táo: ngọt, chua, chát

– Mùi hương của hoa hồng: thơm

– Kích thước của một chú voi: to, bé

– Màu của mặt trời: đỏ, vàng, cam

– Hình dáng của cầu vồng: cong

– Âm thanh trong giờ ra chơi: ồn ào, náo nhiệt, sôi động

Câu 2: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.

Câu 2 trang 95 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Từ chỉ đặc điểm của sự vật: vàng ruộm, thơm nồng, nâu sẫm, đỏ rực, xanh mướt, um tùm, nhỏ xíu, tròn xoe, bé nhỏ, cao.

– Từ chỉ đặc điểm của hoạt động: nhanh, thoăn thoắt, nhè nhẹ, chậm rãi.

ghi nhớ 1 bài 21: Làm thỏ con bằng giấy

Câu 3: Đặt câu có sử dụng 1 – 2 tính từ nói về đặc điểm của từng sự vật, hoạt động dưới đây:

Câu 3 trang 95 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Bữa sáng của em:

  • Bữa sáng của em hôm nay có món xôi gấc óng ả thơm lừng mùi gấc chín.
  • Sáng nay em đã ăn một bữa sáng rất ngon do chính tay mẹ chuẩn bị.
  • Vì ngủ dậy muộn nên em phải ăn sáng vội vàng để kịp đến trường.

– Bộ quần áo em thích:

  • Bộ quần áo em thích trong cửa hàng đó có cái giá quá đắt đỏ.
  • Chiếc áo sơ mi trắng được là thẳng, thơm mùi nắng mới.
  • Mặc chiếc áo len mới trên người, em cảm thấy thật ấm áp.

– Một hoạt động trong giờ học:

  • Trong giờ sinh hoạt lớp 4A, các bạn đang bàn luận xôn xao về chủ đề cô vừa mới đưa ra.
  • Trò chơi Ai nhanh tay nhanh mắt vừa thú vị lại giúp chúng em nhớ bài lâu hơn.
  • Lúc cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng ngồi yên, căng thẳng chờ cô đọc tên.

Câu 4: Chơi trò chơi: Đoán đồ vật.

 Câu 4 trang 95 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Các em chia nhóm rồi lần lượt đoán theo sự chỉ dẫn và yêu cầu của giáo viên.

3. Viết

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC

Câu 1: Đọc bài hướng dẫn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Viết Câu 1 trang 95 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1 1Viết Câu 1 trang 95 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1 2

  1. Bài viết hướng dẫn thực hiện công việc gì?
  2. Phần chuẩn bị gồm những nội dung nào?
  3. Phần hướng dẫn thực hiện gồm mấy bước? Nêu nội dung của mỗi bước.

Gợi ý trả lời:

a) Bài viết hướng dẫn thực hiện cách làm một chú nghé ọ bằng lá.

b) Phần chuẩn bị gồm: một chiếc lá to bằng bàn tay, hai sợi dây cước nhỏ, kéo hoặc dùng tay để tước lá.

c)

Phần hướng dẫn thực hiện gồm 2 bước:

– Bước 1: Dùng kéo cắt (hoặc dùng tay xé) hai đường chéo theo gân lá để tạo thành hai chiếc sừng.

– Bước 2: Cuộn phần lá hai bên lại thành hình tròn để tạo bụng nghé. Buộc một sợi dây quanh cuộn lá để không bị bung ra. Sau đó dùng sợi dây còn lại buộc vào cuống lá luồn dây qua bụng để kéo, tạo chuyển động cho đầu nghé.

Câu 2: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài hướng dẫn thực hiện một

công việc.

Câu 2 trang 96 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Cấu trúc bài viết: Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Chuẩn bị
  • Phần 2: Hướng dẫn thực hiện:

– Cách trình bày

  • Phần 1: Nêu những vật liệu hoặc dụng cụ thực hiện công việc.
  • Phần 2: Nêu các bước thực hiện công việc

– Cách dùng từ, đặt câu

  • Dùng từ dễ hiểu, chính xác, chủ yếu sử dụng các động từ
  • Đặt câu ngắn gọn, súc tích

ghi nhớ 2 bài 21: Làm thỏ con bằng giấy

* Vận dụng

Tìm đọc bài viết hướng dẫn cách làm một đồ chơi đơn giản và cùng người thân làm đồ chơi đó.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 7: Mặt trời xanh của tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024