Bài 34: Ôn tập hình phẳng là một nội dung quan trọng giúp các em học sinh nắm vững các khái niệm cơ bản về các hình học phẳng như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và tam giác. Thông qua việc ôn tập, các em sẽ củng cố kiến thức, rèn luyện khả năng nhận diện và phân biệt các hình này trong cuộc sống hàng ngày. Cùng kienthuctieuhoc tìm hiểu chi tiết và học cách nhận biết các hình phẳng một cách dễ dàng và thú vị!
Kiến thức ôn lại
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
Điểm, đoạn thẳng
– Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.
– Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.
– Cách đó độ dài đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.
Đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng
Xác định ba điểm thẳng hàng
– Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.
– Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:
+ Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)
+ Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.
Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không
– Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.
– Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.
Đường gấp khúc, hình tứ giác
– Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.
– Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái
– Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
– Hiểu và nhận biết được hình tứ giác
– Cách đếm số lượng hình tứ giác hoặc hình chữ nhật có trong hình.
+ Đếm các hình đơn.
+ Đếm các hình được ghép từ các hình đơn
+ Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải luyện tập câu 1 trang 129 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Bài số 2: Giải luyện tập câu 2 trang 129 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:
b) Ta có: 7 cm = 7 cm.
Vậy hai đoạn thẳng CD và PQ dài bằng nhau.
c) Ta có: 5 cm < 7 cm < 9 cm.
Vậy đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.
Bài số 3: Giải luyện tập câu 3 trang 129 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Trong các hình đã cho, hình A và hình D là hình tứ giác.
Bài số 4: Giải luyện tập câu 4 trang 130 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Quan sát hình vẽ ta có:
– Ba điểm M, R, N thẳng hàng.
– Ba điểm N, S, P thẳng hàng.
– Ba điểm Q, O, N thẳng hàng.
– Ba điểm M, O, P thẳng hàng.
Bài số 5: Giải luyện tập câu 5 trang 130 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Các em học sinh tự vẽ hình theo mẫu đã cho.
Bài số 6: Giải luyện tập câu 1 trang 130 SGK Toán 2 tập 1
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.
Đáp án:
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:
– Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.
– Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.
– Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.
– Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:
– Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.
– Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.
– Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 7 cm.
– Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 7 cm.
Bài số 7: Giải luyện tập câu 2 trang 130 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Độ dài đoạn thẳng BC là:
13 – 6 = 7 (cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng BC là 7 cm.
b) Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
5 + 3 + 6 = 14 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc MNPQ là 14 cm.
Bài số 8: Giải luyện tập câu 3 trang 131 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu (hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời) rồi lặp lại như vậy ba lần.
Do đó, hình thích hợp đặt vào dấu “?” là hình tứ giác màu xanh lá.
Chọn B.
Bài số 9: Giải luyện tập câu 4 trang 131 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A như sau:
Vậy: Xếp 6 hình A được hình B.
Bài số 10: Giải luyện tập câu 5 trang 131 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Ta kí hiệu các hình tam giác như sau:
Các hình tam giác có trong hình đã cho là:
– Các hình tam giác đơn là: hình (1), hình (2), hình (3).
– Các hình tam giác gồm 2 hình tam giác đơn là: hình gồm (1) và (2), hình gồm (2) và (3).
– Hình tam giác gồm cả ba hình (1), (2), (3).
Vậy có tất cả 6 hình tam giác.
Chọn D.