Bài 35: Ôn tập đo lường – Toán Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Toán » Toán lớp 2 » Bài 35: Ôn tập đo lường – Toán Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại những kiến thức quan trọng về đo lường qua Bài 35: Ôn tập đo lường. Đây là một chủ đề không chỉ giúp các em nắm vững các đơn vị đo lường thông dụng như khối lượng, thể tích mà còn phát triển kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng kienthuctieuhoc.com khám phá bài học và củng cố những kiến thức đã học để chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ kiểm tra sắp tới!

Kiến thức ôn lại

Bài học này giúp các bạn nhỏ:

Khối lượng và đơn vị đo khối lượng

a) Đơn vị “kg” được đọc là “Ki-lô-gam”

– Cách đọc: Đọc số trước, sau đó kết hợp với tên đơn vị là “ki-lô-gam”.

– Cách viết: Viết số và kết hợp với ký hiệu đơn vị là “kg”.

b) Thực hiện phép tính với đơn vị khối lượng

– Thực hiện phép tính với các số đã cho.

– Giữ nguyên đơn vị đo trong kết quả.

Lưu ý: Các số liệu trong một phép tính cần được chuyển về cùng một đơn vị đo.

c) Bài toán

– Đọc kỹ đề bài và phân tích, xác định các số liệu đã biết và chưa biết.

– Tìm cách giải cho bài toán, lưu ý các dạng toán như “nhiều hơn”, “ít hơn”, “nặng hơn”, “nhẹ hơn” đã học.

– Trình bày bài giải và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Lít

– Lít là đơn vị đo dung tích.

– Lít được viết tắt là ““.

a) Tính

– Đọc số và thêm đơn vị lít.

– Cách viết: Viết số và thêm đơn vị lít (kí hiệu “l”) vào cuối.

– Thực hiện phép tính với các số.

– Ghi đơn vị lít vào kết quả.
(Cộng hoặc trừ các số khi chúng cùng đơn vị đo là lít).

– Để tính số lít còn lại sau khi đã bớt đi, em cần lấy số lít ban đầu trừ đi số lít đã rót ra..

b) Bài toán

– Đọc và phân tích đề bài.

– Tìm cách giải: Lưu ý các từ khóa như “còn lại”, “tất cả”… để chọn phép tính phù hợp.

– Trình bày lời giải.

– Kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Bài tập Sách giáo khoa

Bài số 1: Giải luyện tập câu 1 trang 132 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 1: Giải luyện tập câu 1 trang 132 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

Quan sát tranh ta thấy:

– Ở hình 1, cầu nghiêng về phía gấu bông, do đó gấu bông nặng hơn thỏ bông (hay thỏ bông nhẹ hơn gấu bông).

– Ở hình 2, cầu nghiêng về phía thỏ bông, do đó thỏ bông nặng hơn sóc bông (hay sóc bông nhẹ hơn thỏ bông ).

–  Thỏ bông nhẹ hơn gấu bông (hình 1), sóc bông nhẹ hơn thỏ bông (hình 2), từ đó suy ra sóc bông nhẹ hơn gấu bông

Vậy ta có kết quả như sau:

a) Gấu bông nặng hơn thỏ bông.   Đ

b) Thỏ bông nhẹ hơn sóc bông.    S

c) Sóc bông nhẹ hơn gấu bông.     Đ

Bài số 2: Giải luyện tập câu 2 trang 132 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 2: Giải luyện tập câu 2 trang 132 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

19 kg + 25 kg = 44 kg 35 kg + 28 kg = 63 kg 44 kg – 19 kg = 25 kg
63 kg – 28 kg = 35 kg 44 kg – 25 kg = 19 kg 63 kg – 35 kg = 28 kg

Bài số 3: Giải luyện tập câu 3 trang 132 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 3: Giải luyện tập câu 3 trang 132 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

giải Bai-35-On-tap-do-luong

Bài số 4: Giải luyện tập câu 4 trang 133 SGK Toán 2 tập 1

Mẹ mua con lợn cân nặng 25 kg về nuôi. Sau một thời gian, con lợn tăng thêm 18 kg. Hỏi lúc này, con lợn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Đáp án:

            Tóm tắt

                       Lúc đầu: 25 kg

                       Tăng thêm: 18 kg

                       Lúc sau: … kg ?

            Bài giải

                       Lúc này con lợn cân nặng số ki-lô-gam là:

                       25 + 18 = 43 (kg)

                       Đáp số: 43 kg.

Bài số 5: Giải luyện tập câu 5 trang 133 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 5: Giải luyện tập câu 5 trang 133 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

Vì “thuyền chỉ chở thêm được nhiều nhất là 31 kg” nên tổng số ki-lô-gam của cả hai con dê muốn cùng nhau sang sông phải bé hơn, cùng lắm là bằng 31 kg.

Ta có:

14 kg + 18 kg = 32 kg ;      32 kg > 31 kg.

14kg + 16 kg = 30 kg ;       30 kg < 31 kg.

18 kg + 16 kg = 34 kg ;      34 kg > 31 kg.

Vậy hai con dê 14 kg và 16 kg có thể cùng nhau qua sông.

Bài số 6: Giải luyện tập câu 1 trang 133 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 6: Giải luyện tập câu 1 trang 133 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

a) – Bình A chứa được 8 nước.

– Bình B chứa được 5 ℓ nước.

b) Cả hai bình chứa được 13 ℓ nước (Vì 8 ℓ + 5 ℓ = 13 ℓ).

Bài số 7: Giải luyện tập câu 2 trang 134 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 7: Giải luyện tập câu 2 trang 134 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

a) 25 ℓ + 8 ℓ = 33 ℓ 44 ℓ + 19 ℓ = 63 ℓ
33 ℓ – 8 ℓ= 25 ℓ 63 ℓ – 44 ℓ = 19 ℓ
33 ℓ – 25 ℓ = 8 ℓ 63 ℓ – 19 ℓ = 44 ℓ
b) 15 ℓ + 8 ℓ + 30 ℓ

= 23 ℓ + 30 ℓ

= 53 ℓ

42 ℓ – 7 ℓ + 16 ℓ

= 35 ℓ + 16 ℓ

= 51 ℓ

Bài số 8: Giải luyện tập câu 3 trang 134 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 8: Giải luyện tập câu 3 trang 134 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

Ta có:

3 ℓ + 10 ℓ + 5 ℓ = 13 ℓ + 5 ℓ = 18 ℓ ;

2 ℓ + 5 ℓ + 15 ℓ = 7 ℓ + 15 ℓ = 22 ℓ ;

10 ℓ + 2 ℓ + 3 ℓ = 12 ℓ + 3 ℓ = 15 ℓ.

Mà: 18 ℓ > 15ℓ  ; 22 ℓ  > 15 ℓ ; 15 ℓ = 15 ℓ.

Vậy có thể rót đầy ba can 10 ℓ; 2 ℓ và 3 ℓ.

Chọn C.

Bài số 9: Giải luyện tập câu 4 trang 134 SGK Toán 2 tập 1

Bài số 9: Giải luyện tập câu 4 trang 134 SGK Toán 2 tập 1

Đáp án:

            Có tất cả số thùng nước mắm là:

            18 + 4 = 22 (thùng)

            Đáp số: 22 thùng nước mắm.

Tác giả:

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường tiểu học, tôi luôn trăn trở về việc làm sao để giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Với sự nhiệt huyết và lòng tâm huyết, tôi đã trực tiếp biên soạn và chỉnh sửa nội dung cho rất nhiều bài học, đề thi trên trang web Kiến Thức Tiểu Học hy vọng có thể là bước đêm cho các em học sinh tiến xa hơn trên hành trang tri thức sau này!

Bài viết liên quan

Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn – Khám phá thế giới hình học thú vị qua bài học chi tiết này. Học sinh lớp 3 sẽ dễ dàng hiểu rõ các khái niệm về tâm, bán kính, đường kính thông qua hình ảnh minh họa sinh động và ví dụ thực tế.

18/09/2024

Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Học toán trở nên thú vị hơn với hình ảnh minh họa sống động và bài tập thực hành đa dạng.

18/09/2024

Bài 15: Luyện tập chung hướng dẫn giải bài tập chi tiết, dễ hiểu, giúp học sinh lớp 3 củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm toán.

18/09/2024