Bài 3: Bạn của gió Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 3: Bạn của gió Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 3: Bạn của gió” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát tranh

Câu 1 trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

a) Tranh vẽ chong chóng, con diều, thuyền buồm.

b) Nhờ có gió mà những vật đó có thể chuyển động.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Tìm trong hai khổ thơ cuối những tiếng cùng vần nhau

Câu 3 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Những tiếng cùng vần nhau trong hai khổ thơ cuối:

  • vắng, lặng, chẳng
  • im, chim
  • gió, gõ
  • khi, đi
  • khơi, ơi
  • cả, ra, lá

Câu 4: Trả lời câu hỏi

  1. Ở khổ thứ nhất, gió đã làm gì để tìm bạn?
  2. Gió làm gì khi nhớ bạn?
  3. Điều gì xảy ra khi gió đi vắng?

Hướng dẫn trả lời:

a) Ở khổ thơ thứ nhất, gió đã tìm bạn bằng cách: bay theo cánh chim, lùa trong tán lá.

b) Khi nhớ bạn, gió gõ cửa, đẩy sóng dâng cao, thổi căng buồm lớn.

c) Khi gió đi vắng, lá buồn lặng im, vắng cả cánh chim, không ai gõ cửa, sóng ngủ trong nước, buồm chẳng ra khơi.

Câu 5

Học thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.

Câu 6: Trò chơi: Tìm bạn cho gió

Câu 6 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Ngày nay, Blackjack không còn là trò chơi chỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Bất kỳ ai, dù thuộc tầng lớp nào, cũng có thể dễ dàng tham gia…

08/05/2025

Bạn từng lăn tăn không biết nên viết chổ hay chỗ ngồi? Đây là lỗi rất thường gặp vì cách phát âm vùng miền khiến nhiều người nhầm lẫn. Trong…

14/04/2025

Bạn từng gõ “chục chặc” rồi cảm thấy sai sai? Hay đã nhiều lần đọc thấy “trục trặc” nhưng vẫn phân vân không biết từ nào mới đúng? Trong tiếng…

11/04/2025