Bài 4: Cây bàng và lớp học Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 4: Cây bàng và lớp học Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 4: Cây bàng và lớp học” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát cây trong tranh dưới đây

  1. Tranh vẽ cây gì?
  2. Em thường thấy cây này ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

a) Tranh vẽ cây bàng.

b) Em thường thấy cây này trên sân trường.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau

Câu 3 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Tiếng cùng vần với nhau: bài – mai ; nắng – vắng ; bừng – mừng.

Câu 4: Trả lời câu hỏi

  1. Trong khổ thơ đầu, cây bàng như thế nào?
  2. Cây bàng ghé cửa lớp để làm gì?
  3. Thứ hai, lớp học như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong khổ thơ đầu, cây bàng đã già những vẫn xanh mướt.

b) Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài.

c) Thứ hai lớp học tưng bừng.

Câu 5: Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu

      Bên cửa lớp học

     Có cây bàng già

Tán lá xòe ra

         Như ô xanh mướt.

        Bàng ghé cửa lớp

        Nghe cô giảng bài

        Mỗi buổi sớm mai

              Quên ngày mưa nắng.

Câu 6: Trò chơi: Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật.

Câu 6 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Ngôi trường có sân đá bóng, có lớp máy tính, có phòng vẽ tranh, có hồ bơi, có lớp học rộng rãi, có vườn cây xanh tốt.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bạn từng gõ “chục chặc” rồi cảm thấy sai sai? Hay đã nhiều lần đọc thấy “trục trặc” nhưng vẫn phân vân không biết từ nào mới đúng? Trong tiếng…

11/04/2025

Bạn có từng bối rối khi viết chốn hay trốn? Dù phát âm khá giống nhau, hai từ này lại mang nghĩa và vai trò hoàn toàn khác biệt trong…

09/04/2025

Trong tiếng Việt, thực sự hay thật sự đều là những cách dùng đúng chính tả, mang cùng một ý nghĩa và thường được dùng thay thế cho nhau. Tuy…

05/04/2025