Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 16: Tạm biệt cánh cam – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.
1. Đọc
Câu 1: Nhìn tranh, đoán xem chuyện gì đã xảy ra với cánh cam.
Trả lời:
Chú cánh cam đi lạc vào trong nhà. Cô bé nhìn thấy, cho chú ở trong chiếc hộp nhỏ rồi thả cánh cam về với tự nhiên.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Bống làm gì khi thấy cánh cam bị thương?
Trả lời:
Khi thấy cánh cam bị thương, Bống thương quá, đặt cánh cam vào chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ.
Câu 2: Bống chăm sóc cánh cam như thế nào? Câu văn nào cho em biết điều đó?
Trả lời:
– Bống chăm sóc cánh cam rất cẩn thận.
– Câu văn cho biết điều đó: “Hàng ngày, em đều bỏ vào chiếc lọ một chút nước và những ngọn cỏ xanh non.”
Câu 3: Vì sao Bống thả cánh cam đi?
Trả lời:
Bống thả cánh cam đi vì Bống cảm thấy cánh cam vẫn có vẻ ngơ ngác không vui, chắc chú nhớ nhà và bạn bè.
Câu 4: Nếu là Bống, em có thả cánh cam đi không? Vì sao?
Trả lời:
Nếu là Bống, em cũng thả cánh cam đi. Vì em hi vọng cánh cam có thể tìm thấy đường bay về nhà của mình.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây được dùng để miêu tả cánh cam?
Trả lời:
Từ ngữ được dùng để miêu tả cánh cam: xanh biếc, óng ánh, tròn lẳn, khệ nệ.
Câu 2: Thay bạn Bống, em hãy nói lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương.
Trả lời:
Các em có thể tham khảo một số lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương:
– Cánh cam ơi, cậu đừng lo lắng quá, cậu sẽ nhanh khỏe lại thôi mà.
– Cánh cam đừng buồn nhé, tớ biết là bạn đang đau, tớ sẽ chăm sóc cho bạn.
– Bạn cánh cam ơi, mình sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương, nên bạn đừng lo quá nhé. Chờ bạn khỏi bệnh, mình sẽ đưa bạn về với gia đình.
Câu 2: Nếu thấy bạn đang buồn, em sẽ nói gì?
Trả lời:
Nếu thấy bạn đang buồn, em sẽ hỏi han, động viên, an ủi bạn, sẵn lòng giúp đỡ bạn.
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết:
Câu 2: Chọn oanh hoặc oach thay cho ô vuông.
Trả lời:
thu hoạch – chim oanh – mới toanh – loanh quanh.
Câu 3: Chọn a hoặc b.
Trả lời:
a) Các từ ngữ theo tranh lần lượt là: ốc sên, cây xấu hổ, con sâu, xương rồng.
b)
– Nhát như thỏ.
– Khỏe như trâu.
– Dữ như hổ.
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn sau:
Trả lời:
Từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn: dế, sên, đom đóm.
Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu.
Trả lời:
- Ve sầu – báo mùa hè tới.
- Ong – làm ra mật ngọt.
- Chim sâu – bắt sâu cho lá.
Câu 3: Hỏi – đáp theo mẫu. Viết vào vở câu hỏi, câu trả lời của em và bạn.
M:
– Chuột sống ở đâu?
– Chuột sống trong hang.
Trả lời:
Ví dụ các mẫu hỏi – đáp như sau:
– Mẫu 1:
- Ốc sên sống ở đâu?
- Ốc sên sống trên lá.
– Mẫu 2:
- Nhện sống ở đâu?
- Nhện sống ở trên mạng nhện.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Quan sát tranh và nói về việc làm của từng người trong tranh?
Trả lời:
– Bức tranh 1:
+ Bạn gái hái hoa, tung tăng chạy.
+ Bạn nam đang nhổ cây bên đường.
➡️ Đây là việc làm phá hoại môi trường.
– Bức tranh 2: Hai bạn đang trồng cây.
➡️ Đây là việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 2: Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
G:
– Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
– Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?
– Ích lợi của việc làm đó là gì?
– Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Trả lời:
Em luôn giữ gìn môi trường sống xung quanh. Em và mẹ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, giữ cho góc học tập luôn ngăn nắp, vứt rác đúng chỗ, không xả rác bừa bãi. Em cùng bố trồng cây xanh để góp phần làm sạch môi trường.
Em cảm thấy rất và nhận ra rằng những việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc sách, báo nói về việc bảo vệ động vật.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
Ngày: 18/08/2024
Tên sách: Bách khoa động vật cho trẻ em. |
Thông tin quan trọng: Đây là một cuốn sách có thông tin chi tiết về thế giới động vật, những kiến thức cơ bản nhất về môi trường sống, tập tính và vòng đời của các loài.
Sách cũng hướng dẫn cách làm như thế nào cho đúng khi tiếp xúc với những loài vật đó, việc bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng. |
Suy nghĩ sau khi đọc: Muốn tìm hiểu về thế giới lý thú của các loài động vật và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống của các loài động vật. |