Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 18: Thư viện biết đi – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.
1. Đọc
Câu 1: Bức tranh vẽ cảnh gì? Mọi người trong tranh đang làm gì?
Trả lời:
– Bức tranh vẽ cảnh bên trong một thư viện rộng rãi, có rất nhiều sách.
– Các bạn nhỏ trong bức tranh đang chăm chú đọc sách và hồ hởi trao đổi với nhau những gì mình đọc được.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Mọi người đến thư viện để làm gì?
Trả lời:
Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.
Câu 2: Những thư viện sau được đặt ở đâu?
Trả lời:
- Thư viện Lô-gô-xơ của Đức — đặt trên một con tàu biển
- Nhiều thư viện ở Phần Lan — đặt trên những chiếc xe buýt cũ
- Một thư viện ở châu Phi — đặt trên lưng lạc đà
Câu 3: Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”?
Trả lời:
Vì chúng có khả năng di chuyển để mang sách đến cho người đọc.
Câu 4: Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì?
Trả lời:
“Thư viện biết đi” có tác dụng giúp mọi người không cần phải đi xa mà vẫn đọc được sách, có thể mang sách đến tận nơi cho người đọc.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
a) Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, xe buýt, tàu biển, lạc đà.
b) Từ ngữ chỉ hoạt động: nằm im, băng qua, đọc.
Câu 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách ở thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?
Trả lời:
Các em học sinh có thể tham khảo một số mẫu câu sau khi muốn mượn một cuốn sách:
– Thưa cô, em muốn mượn sách ạ.
– Cô ơi, em xin phép mượn cuốn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ạ.
– Cô ơi, cuốn truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã được trả lại chưa ạ? Em muốn mượn cuốn sách đó ạ/
– Cô ơi, em có thể mượn cả hai tập của Tuyển tập truyện ngắn Thanh Tịnh được không ạ?
– Cô ơi, cô cho em mượn cuốn “Góc sân và khoảng trời” ạ!.
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết: Thư viện biết đi (từ Ở Phần Lan đến người đọc).
Câu 2: Tìm 2 từ ngữ:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng d (M: dìu dắt)
- Chứa tiếng bắt đầu bằng gi (M: giảng giải)
Trả lời:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d: dùng dằng, dân dã, dửng dưng, da dẻ, dai dẳng, du dương, dịu dàng, dạn dĩ,…
b) Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: giãy giụa, giấu giếm, giặt giũ,…
Câu 3: Chọn a hoặc b.
Trả lời:
a)
Phòng học là chiếc áo
Bọc chúng mình ở trong
Cửa sổ là chiếc túi
Che chắn ngọn gió đông.
(Theo Nguyễn Lãm Thắng)
b)
– Sách giúp chúng em mở rộng hiểu biết.
– Cô phụ trách thư viện hướng dẫn các bạn để sách vào đúng chỗ trên giá.
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than thay cho mỗi ô vuông.
Trả lời:
a) Đèn sáng quá!
b) Ôi, thư viện rộng thật!
c) Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện.
Câu 2: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
- Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.
- Bạn Mai bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.
- Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần.
Trả lời:
a) Sách báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.
b) Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.
c) Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần.
Câu 3: Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy.
Trả lời:
Các em học sinh tham khảo các câu sau:
– Vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả như cây đào, cây xoài, cây ổi, cây mít.,…
– Em thích đọc truyện cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế,..
– Mẹ mua cho em sách vở, hộp bút và một cái cặp mới.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Nói về một đồ dùng học tập của em.
Trả lời:
Một đồ dùng học tập của em là: chiếc bút máy.
Câu 2: Viết 4 – 5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập em đã nói ở trên.
Trả lời:
– Mẫu 1:
Đồ dùng học tập em thích nhất là chiếc thước kẻ. Chiếc thước làm bằng nhựa trong suốt, dài 20cm và có những con số được in rõ ràng trên đó. Nhờ chiếc thước, em có thể kẻ những đường thẳng thật đẹp và chính xác trong vở. Sau mỗi lần sử dụng, em cất thước vào ngăn bàn học để thước luôn sạch sẽ và không bị gãy.
– Mẫu 2:
Đồ dùng học tập em thích nhất là chiếc bút máy. Chiếc bút có vỏ màu xanh dương, nhỏ gọn và đầu bút bằng kim loại sáng bóng. Mỗi khi viết, mực ra đều và nét chữ của em trở nên rõ ràng hơn. Nhờ chiếc bút máy, em có thể viết bài nhanh chóng và sạch đẹp. Sau khi viết xong, em luôn cẩn thận đậy nắp và cất vào hộp bút để bút không bị khô mực.
4. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.
Trả lời:
Gợi ý những cuốn sách hay viết về chuyện lạ:
- Cuốn 10 vạn câu hỏi vì sao – Các hiện tượng tự nhiên kỳ thú (của dịch giả Ngọc Linh)
- Cuốn Amazing animals – Những loài vật đáng kinh ngạc! (của dịch giả Quách Cẩm Phương)
- Cuốn 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao – Tự Nhiên Kỳ Thú (của dịch giả Minh Thuận, Minh Châu)
- Cuốn Khám phá thế giới côn trùng (của dịch giả Trần Duy Thành)
- Tốt-tô-chan Cô bé bên cửa sổ.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
Ngày: 20/08/2024
Tên sách: Tốt-tô-chan Cô bé bên cửa sổ |
Điều em thích nhất: Tôt-tô-chan là một cô bé được sinh gia trong một gia đình hạnh phúc, tuy nhiên với bản tính nghịch ngợm và hiếu động kỳ lạ của mình em đã buộc phải thôi học khi mới vừa lên sáu tuổi.Nhưng sau đó, mẹ đã chuyển em đến học ở một ngôi trường đặc biệt, ở ngôi trường này mỗi học sinh có thể làm những điều mà mình thích. |