Bài 5: Ngày hội rừng xanh – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 5: Ngày hội rừng xanh – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 5: Ngày hội rừng xanh – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Nhìn tranh, kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh.

Gợi ý trả lời:

Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh: Công, chim gõ kiến, kì nhông, gà rừng, khướu.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 5: Ngày hội rừng xanh SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Từ ngữ:

: nhạc cụ dân gian làm bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp hoặc báo hiệu, phát hiệu lệnh.

Lĩnh xướng: hát đơn ca một câu, một đoạn trước hoặc sau phần hát của tập thể

Ảo thuật: làm biến hóa các đồ vật một cách nhanh và khéo léo như có phép lạ.

Cọn nước: vật hình bánh xe có gắn một hệ thống ống bằng tre, nứa, có thể tự quay được nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên ruộng.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào?

Câu 1 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

Các sự vật tham gia vào ngày hội như sau:

  • Tre và trúc: thổi nhạc sáo.
  • Cọn Nước: chơi trò đu quay.
  • Nấm mang ô đi hội
  • Khe suối gảy nhạc đàn.

Câu 2: Cùng bạn hỏi – đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.

M:

– Chim gõ kiến làm gì?

– Chim gõ kiến nổi mõ.

Gợi ý trả lời:

– Gà rừng làm gì?

– Gà rừng gọi vòng quanh.

– Công làm gì?

– Công dẫn đầu đội múa.

– Khướu làm gì?

– Khướu lĩnh xướng dàn ca.

– Kỳ nhông làm gì?

– Kỳ nhông diễn ảo thuật thay đổi màu da.

Câu 3: Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

– Bài thơ nói đến những âm thanh: gõ mõ của chim gõ kiến, tiếng gọi của gà rừng, tiếng kêu của khướu, tiếng nhạc sáo của tre và súc, tiếng suối reo.

– Những âm thanh ấy có tác dụng: tạo một bản hòa tấu những âm thanh tự nhiên của khu rừng, để tạo nên bản nhạc riêng của thiên nhiên.

Câu 4: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Em thích nhất hình ảnh nấm mang ô đi hội. Vì hình ảnh đó miêu tả những cây nấm sặc sỡ với cái mũ to trên đầu như cái ô rất thú vị và đáng yêu.

– Mẫu 2:

Em thích nhất hình ảnh công dẫn đầu đội múa. Vì công có bộ lông rất đẹp, rất lớn, rất sặc sỡ và dẫn đầu đội múa sẽ có những màn múa ấn tượng.

2. Nói và nghe

Rừng

Câu 1: Nói điều em biết về rừng (qua phim ảnh, sách báo).

G:

– Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu?

– Cây cối trong khu rừng đó như thế nào?

– Trong khu rừng có những con vật gì?

– Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó.

Câu 1 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Nói và nghe

Gợi ý trả lời:

Em biết đến vườn quốc gia Ba Vì. Em được biết đến nơi này khi đi dã ngoại cùng lớp. Cây cối ở đây mọc rất tươi tốt, xanh mướt. Trong vườn có nhiều loài động vật như chim, sóc, thỏ. Em rất thích vườn quốc gia này. Nếu có cơ hội, em chắc chắn sẽ muốn đến thăm thêm một lần nữa.

Câu 2: Trao đổi với bạn: Làm thế nào để bảo vệ rừng?

Gợi ý trả lời:

Những việc mà chúng ta có thể làm để bảo vệ rừng:

  • Tuyên truyền về lợi ích, giá trị của rừng cây đối với cuộc sống con người để hạn chế hành vi phá hoại rừng.
  • Tham gia trồng cây gây rừng, giúp gia tăng diện tích rừng cây.
  • Hạn chế và không sử dụng các gia cụ, đồ đạc làm từ gỗ rừng quý hiếm, lâu năm trái phép.
  • Lên án, phê phán những cá nhân, tổ chức có hành vi phá hoại rừng cây.

3. Viết

Câu 1: Nghe – viết

Câu 1 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Phần Viết

Câu 2: Viết vào vở các địa danh có trong đoạn văn dưới đây:

Câu 2 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Phần Viết

Gợi ý trả lời:

Các địa danh có trong đoạn văn: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Việt Nam, Cúc Phương, Nho Quan.

Câu 3: Làm bài tập a hoặc b.

Câu 3 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

a)

– Cứ chiều chiều, bầy hươu lại rủ nhau ra sông uống nước.

– Buổi sáng, tiếng chim khiếu lảnh lót khắp rừng.

– Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống vườn cây.

b)

Tên các sự vật có tiếng chứa ât hoặc âc trong tranh là: giàn gấc, quả gấc, con lật đật, bậc thềm, quả phật thủ, cây phật thủ, đôi tất.

Vận dụng

Trao đổi với người thân về một số loài thú sống trong rừng (tên gọi, đặc điểm,…).

Gợi ý trả lời:

– Con hổ (con cọp…):

  • Thân hình to lớn, có lớp lông dày mềm mượt, tốc độ di chuyển nhanh, có thể nhìn rõ trong bóng tối.
  • Sống một mình, ăn thịt, săn bắt về đêm.

– Con khỉ

  • Ăn hoa quả, sống theo bầy đàn
  • Có bộ lông màu nâu, có khả năng leo trèo nhanh và linh hoạt

– Con voi

  • Thân hình to lớn, không có lông nhưng có lớp da rất dày, sống theo đàn
  • Rất khỏe, di chuyển không quá nhanh, ăn hoa quả,….

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Trong toán học, phép nhân giúp con người thực hiện các phép tính phức tạp nhanh chóng và hiệu quả. Vậy số nhân là gì? Bài viết này Kiến Thức…

27/12/2024

Khám phá Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn trong chương trình học! Tìm hiểu cách so sánh và phân biệt độ dài của các vật thể một cách dễ dàng. Bài học thú vị và bổ ích!

26/12/2024

Bạn đã bao giờ muốn vẽ những nhân vật chibi nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Ngay hôm nay kienthuctieuhoc.com sẽ hướng dẫn bạn cách…

26/12/2024