Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Quan sát tranh minh họa, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.
Gợi ý trả lời:
Trong bức tranh là hai người khổng lồ, một nam một nữ, đang dời núi, đắp đồi, để tạo ra một vùng đất mới.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?
Gợi ý trả lời:
Ông Đùng, bà Đùng có có ngoại hình cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.
Câu 2: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.
Gợi ý trả lời:
Khi chứng kiến cảnh đất hoang, Ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
Câu 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả đó chính là con sông Đà ngày nay.
Câu 4: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?
Gợi ý trả lời:
Ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp: cần cù, chăm chỉ, tốt bụng.
Câu 5: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?
Gợi ý trả lời:
Câu chuyện đã giải thích nguyên nhân tại sao sông Đà lại ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
2. Viết
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?
Gợi ý trả lời:
– Dấu ngoặc kép trong câu a dùng để: đánh dấu phần trích dẫn lời người khác.
– Dấu ngoặc kép trong câu b dùng để: đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
Câu 2: Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.
Gợi ý trả lời:
a)
Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b)
Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: ” Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. “.
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Câu 3: Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,…).
Gợi ý trả lời:
– Văn bản Học nghề
Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”.
Va-li-a nghĩ: “Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm!”.
Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”.
– Văn bản A lô, tớ đây
Giờ ra chơi, An chạy đến bàn tôi hớn hở: “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”.
Bố tủm tỉm: “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.
– Văn bản Sự tích ông Đùng, bà Đùng
Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bày nươi tác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe.
Gợi ý trả lời:
Nhân vật em muốn kể là chú mèo máy Doraemon. Doraemon là nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Fujiko F. Fujio, một họa sĩ người Nhật Bản.
Chú mèo máy Doraemon luôn tốt bụng, sẵn sàng dùng những bảo bối thần kỳ của mình để giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những lúc khó khăn.
Mối quan hệ giữa Doraemon và Nobita, cậu bé hậu đậu nhưng giàu lòng nhân hậu, thực sự khiến em cảm phục.
Họ luôn sát cánh bên nhau, sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn và không ngừng giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình bạn đẹp đẽ và trong sáng này thật đáng trân trọng và khiến bao người ao ước.
Câu 2: Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.
Gợi ý trả lời:
Em thích nhân vật Doraemon vì cậu ấy luôn thể hiện sự tốt bụng và sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh bằng những bảo bối thần kỳ của mình.
Hơn nữa Doraemon còn có một tình bạn đẹp và trong sáng với Nobita, luôn sát cánh bên cậu, giúp đỡ và chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong mọi hoàn cảnh. Tình bạn ấy khiến em vô cùng ngưỡng mộ.
4. Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.
Ví dụ: