Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh dưới đây?

Câu hỏi Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

Em biết cờ của các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar.

Câu 2: Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?

Gợi ý trả lời:

Trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước vì đây là đại hội thi đấu thể thao với sự tham gia của các vận động viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Câu 3: Đọc

Câu 3: Đọc Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 1Câu 3: Đọc Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 2

Từ ngữ:

Ô-lim-pích (còn gọi là Thế vận hội): đại hội thể thao quốc tế, thường được tổ chức 4 năm một lần.

Vòng nguyệt quế: vòng được kết bằng lá cây nguyệt quế, dùng để tặng người chiến thắng.

Xung đột: chiến tranh.

Khôi phục: lập lại.

Hữu nghị: (quan hệ) thân thiết giữa các nước.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?

Gợi ý trả lời:

Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.

Câu 2: Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?

Gợi ý trả lời:

Các môn thể thao được thi đấu trong đại hội là: chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,…

Câu 3: Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.

Câu 4: Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.

Gợi ý trả lời:

Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pích tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tại theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.

Câu 5: Theo em, vì sao nói Đại hội Ô-lim-pích là một tục lệ tốt đẹp?

Gợi ý trả lời:

Vì khi diễn ra Đại hội, mọi xung đột đều phải tạm ngưng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên tưng bừng, nhộn nhịp.

2. Nói và nghe

Câu 1: Nghe kể chuyện.

Câu 1 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Nói và nghe

Gợi ý trả lời:

– Tranh 1: Nhà vua nước Ê-ti-ô-pi-a đã mời 2 người khách du lịch vào cung điện và mở tiệc chiêu đãi. Sau đó vua sai một viên quan đưa họ xuống tàu.

– Tranh 2: Khi hai người định bước xuống, viên quan yêu cầu họ dừng lại và cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để họ xuống tàu.

– Tranh 3: Viên quan giải thích: Đây là mảnh đất yêu quý của họ. Họ đã tặng các ông nhiều sản vật quý.

Nhưng đối với con người Ê-ti-ô-pi-a, đất mới là thiêng liêng cao quý. Bởi vậy họ không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

– Tranh 4: Hai người khách càng thêm yêu mến và cảm phục thêm đất nước này.

Câu 2: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Gợi ý trả lời:

  • Đoạn 1:

Hai vị khách nọ đến du lịch ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi thăm rất nhiều nơi như đường sá, núi đồi, sông ngòi. Nhà vua nước Ê-ti-ô-pi-a đã mời họ vào cung điện và mở tiệc chiêu đãi. Sau đó, vua sai một viên quan đưa họ xuống tàu.

  • Đoạn 2:

Khi hai người định bước xuống, viên quan yêu cầu họ dừng lại và cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để họ xuống tàu. Hai vị khách ngạc nhiên liền hỏi:

– Tại sao các ông lại phải làm như vậy?

  • Đoạn 3:

Viên quan trả lời:

– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi đã tặng các ông nhiều sản vật quý. Nhưng đối với con người Ê-ti-ô-pi-a, đất mới là thiêng liêng cao quý. Bởi vậy chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

  • Đoạn 4:

Sau khi nghe viên quan giả thích, hai người khách càng thêm yêu mến và cảm phục thêm đất nước này.

3. Viết

Câu 1: Nghe – viết: Ngọn lửa Ô-lim-pích (từ Tục lệ đến đấu vật).

Câu 2: Kể và viết tên vận động viên ở Việt Nam hoặc trên thế giới mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Tên một số vận động viên Việt Nam em biết là: Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Nguyễn Quang Hải (bóng đá), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), …

Câu 3: Tìm tên riêng nước ngoài viết đúng và chép vào vở.

Câu 3 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Phần Viết

Gợi ý trả lời:

Tên riêng nước ngoài và viết đúng: Vich-to Huy-gô, Liu-xi-a, Oan- tơ, Pu-skin.

4. Vận dụng

Nói với bạn về một vận động viên em yêu thích.

Gợi ý trả lời:

Vận động viên em yêu thích là Nguyễn Thị Ánh Viên, một vận động viên bơi lội xuất sắc của Việt Nam. Cô đã giành được nhiều huy chương vàng tại các kỳ SEA Games và đạt thành tích ấn tượng ở các giải đấu châu Á.

Với tài năng và sự kiên trì, Ánh Viên đã trở thành niềm tự hào của thể thao Việt Nam, đồng thời là hình mẫu cho nhiều vận động viên trẻ khác.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 24: Cùng Bác qua suối – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

02/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 23: Hai Bà Trưng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

01/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các…

30/11/2024