Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Nêu những việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất.
Gợi ý trả lời:
Những việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất:
– Trồng nhiều cây xanh.
– Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, như nước, đất, khoáng sản, điện,…
– Hạn chế sử dụng các loại nhựa, túi nilon chỉ dùng một lần.
– Luôn vứt rác đúng nơi quy định và phân loại trước lúc vứt,…
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Bài viết nhắc đến mấy điều mọi người cần làm cho Trái Đất? Đó là những điều gì?
Gợi ý trả lời:
Bài viết nhắc đến 3 điều mọi người cần làm cho Trái Đất. Đó là không vứt rác bừa bãi, không sử dụng túi ni lông, không lãng phí đồ ăn.
Câu 2: Vì sao mọi người cần làm những điều đó?
Gợi ý trả lời:
Mọi người cần làm điều đó để bảo vệ Trái Đất
Câu 3: Theo em, vì sao lại gọi đó là những điều nhỏ?
Gợi ý trả lời:
Đó là những điều nhỏ vì những điều đó ngay cả những cô bé, cậu bé cũng có thể làm được.
Câu 4: Chúng ta có thể làm gì để cứu sinh vật biển?
Gợi ý trả lời:
Chúng ta dùng túi vải, túi giấy… thay vì túi ni lông để cứu sinh vật biển.
Câu 5: Từ bài đọc trên, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Gợi ý trả lời:
Em cần phải: không vứt rác bừa bãi, không sử dụng túi ni lông, không lãng phí đồ ăn. Đó là những hành động nhỏ nhất em cần làm hiện tại để bảo vệ môi trường.
2. Đọc mở rộng
Câu 1: Đọc bài văn, bài thơ về đồ vật thông minh giúp con người trong công việc và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Gợi ý trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|
– Ngày đọc: 24/08/2024.
– Tên bài: Rô-bốt bay giám sát môi trường ở I-ta-li-a. |
– Tác giả: GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc.
– Tên và công dụng của đồ vật: Rô-bốt bay giám sát môi trường. |
Thông tin thú vị về đồ vật: Có dạng một khinh khí cầu, tự động điều khiển mang theo các thiết bị kĩ thuật dùng để đánh giá chất lượng nước, không khí và thành phần đất trồng,… Nó được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như phân tích các đám mây độc hại sau khi xảy ra các sự cố công nghiệp. | Điều em muốn biết thêm: cấu tạo của con rô-bốt. |
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐ |
Câu 2: Trao đổi với bạn về nội dung bài đã đọc.
Gợi ý trả lời:
Rô-bốt có trí thông minh và khả năng hoạt động đa năng. Đặc biệt với những nhiệm vụ nguy hiểm như thám hiểm các khu vực có địa hình phức tạp, rô-bốt chắc chắn sẽ thực hiện tốt hơn so với con người.
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.
Gợi ý trả lời:
Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: “Kẹo bông ngon tuyệt!“. Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi:
– Con có thấy đường rất sạch không?
– Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: “Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta.“.
– Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.
Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc que trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.
Câu 2: Dựa vào tranh minh họa bài đọc Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất, viết một câu có sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.
Gợi ý trả lời:
Tớ đã làm nhiều việc nhỏ để bảo vệ Trái Đất: nhặt rác, trồng cây xanh, tiết kiệm nước và tắt điện khi không sử dụng.
Câu 3: Những câu in đậm trong truyện cười dưới đây thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm, công dụng của chúng.
Gợi ý trả lời:
Câu văn | Kiểu câu | Đặc điểm | Công dụng |
Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé! | Câu khiến | – Kết thúc câu bằng dấu chấm than
– Có từ cầu khiến “nhé” |
Dùng để yêu cầu, nhờ vả. |
Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm ạ? | Câu hỏi | – Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi
– Có từ dùng để hỏi “nào” |
Dùng để hỏi. |
Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được. | Câu kể | Kết thúc câu bằng dấu chấm | Dùng để trả lời một câu hỏi. |
Bà ơi, thế đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ? | Câu hỏi | – Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi
– Có từ để hỏi “nào” |
Dùng để hỏi. |
Trời! | Câu cảm | – Kết thúc câu bằng dấu chấm than
– Có từ cảm thán “trời” |
Dùng để bộc lộ cảm xúc. |
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Trao đổi với bạn về:
– Những hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương và nguyên nhân.
– Những việc em và mọi người đã làm hoặc có thể làm để khắc phục hiện tượng ô nhiễm đó.
Gợi ý trả lời:
– Nơi em sinh sống có hiện tượng ô nhiễm môi trường: rác thải vứt vừa bãi ở các đầu ngõ, đầu làng, cổng chợ, …
– Em và mọi người đã cùng nhau quét dọn sạch sẽ đường làng ngõ xóm một tuần 3 lần.
Câu 2: Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
Gợi ý trả lời:
Vào mùa hè năm ngoái, khi đi du lịch đến biển Sầm Sơn, em đã tham gia một hoạt động thiện nguyện làm sạch bờ biển. Em cùng một số anh chị lớn hơn được phân thành một nhóm nhỏ để cùng nhau làm việc.
Em xắn tay áo cao lên và nhặt tất cả chai nhựa, túi ni-lông, hộp xốp… trôi dạt vào bờ hoặc bị khách du lịch vứt bừa bãi. Sau khoảng 2 giờ dọn dẹp, bờ biển trở nên sạch sẽ và tươi sáng hơn rất nhiều. Dù có hơi mệt, em vẫn cảm thấy vui vì đã góp phần vào việc làm ý nghĩa cho cộng đồng.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…)
4. Vận dụng
Trao đổi với người thân về những việc cần làm để giữ nhà cửa luôn sạch đẹp.
Gợi ý trả lời:
Những việc cần làm để giữ nhà cửa luôn sạch đẹp:
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tiết kiệm thức ăn…