Bài 11: Cái trống trường em – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 11: Cái trống trường em – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 11: Cái trống trường em – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.

1. Đọc

Câu 1: Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết điều gì?

Câu 1: Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết điều gì?

Trả lời:

Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, giờ ra về.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 11: Cái trống trường em 1

Câu 2: Đọc Bài 11: Cái trống trường em 2

Từ ngữ: Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Trả lời:

Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

Trả lời:

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới bắt đầu

Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ trò chuyện với trống trường như người bạn?

Trả lời:

Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như với một người bạn.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Câu 4:Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

Trả lời:

Em thấy bạn học sinh yêu thương, quan tâm và quý mến trống trường như một người bạn của mình.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

Trả lời:

Những từ ngữ nói về trống trường như nói về con người là: ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn

Câu 2: Nói và đáp

a, Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường

b, Lời tạm biệt của bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè.

Trả lời:

Gợi ý một số lời nói và câu đáp:

a, Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường:

– Mẫu 1:

  • Nói: Tạm biệt trống trường nhé. Hẹn gặp lại bạn sau ba tháng nghỉ hè!
  • Đáp: Tạm biệt cậu. Mình sẽ nhớ các cậu rất nhiều.

– Mẫu 2:

  • Nói: Tạm biệt bạn trống trường. Chờ hết kì nghỉ hè, mình sẽ lại đến thăm cậu nhé.
  • Đáp: Tạm biệt bạn nhỏ. Mình rất mong sớm được gặp lại bạn. Chúc bạn nghỉ hè vui vẻ.

b, Lời tạm biệt của bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè:

– Mẫu 1:

  • Nói: Tạm biệt các cậu nhé. Nghỉ hè vui vẻ, nhớ sang nhà mình chơi nhé
  • Đáp: Tạm biệt cậu. Hẹn gặp lại sau nhé!

– Mẫu 2:

  • Nói: Nghỉ hè vui vẻ các cậu nhé! Hẹn gặp lại sau kì nghỉ hè.
  • Đáp: Hẹn gặp lại cậu vào năm học tới!

2. Viết

Câu 1: Viết chữ hoa

Viết Bài 11: Cái trống trường em

Câu 2: Viết ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

3. Nói và nghe

Ngôi trường của em

Câu 1: Nói những điều em thích về ngôi trường của em

Gợi ý:

– Trường em tên là gì? Ở đâu?

– Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?

Trả lời:

– Trường của em là trường tiểu học Võ Thị Sáu. Trên sân trường có những cây bàng rất cao lớn.

Mùa hè dưới gốc cây là những khoảng sân mát rười rượi. Em thích nhất là được cùng các bạn chơi nhảy dây, ô ăn quan và đọc truyện dưới bóng mát cây bàng.

– Trường của em là trường tiểu học Quang Trung, nằm ở cuối phố. Phía bên trái sân trường có một vườn hoa nhỏ do các thầy cô và chúng em chăm sóc.

Ở đó có nhiều loài hoa xinh đẹp, như hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền,…

Sáng nào em cũng đến trường sớm để ra vườn tưới nước và thăm các bống hoa.

Câu 2: Em muốn trường mình có những thay đổi gì?

Trả lời:

– Em muốn trường mình có thư viện rộng rãi hơn để chúng em có thể ngồi học nhóm thoải mái cùng nhau.

– Em muốn trường em trồng thêm nhiều cây xanh trên sân, để chúng em có thêm nhiều bóng mát vào mùa hè.

– Em muốn trường em trồng thêm nhiều cây xanh trên sân, để chúng em có thêm nhiều bóng mát vào mùa hè.

– Em mong trường em có một khu vườn nhỏ trồng các loài hoa xinh xắn.

– Em mong trường em sẽ có một lối đi có mái che đi ra cổng trường, để khi bố mẹ đến đón, chúng em không bị ướt nữa.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024