Bài 1: Điều kì diệu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 1: Điều kì diệu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 1: Điều kì diệu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Nhấn mạnh sự khác biệt của mỗi cá nhân tạo nên nét độc đáo và sự hòa hợp của cả tập thể.

1. Đọc

Câu 1: Chơi trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 1: Điều kì diệu

❓ Trả lời câu hỏi

Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”:

– Cùng ngân nga câu hát

   Chẳng giọng nào giống nhau

– Có bạn thích đứng đầu

   Có bạn hay giận dỗi

   Có bạn thích thay đổi

   Có bạn nhiều ước mơ

Câu 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó?

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ lo lắng mọi người sẽ cách xa vì có những sự khác biệt đó.

Câu 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ đã phát hiện ra trong vườn hoa của mẹ màu sắc lung linh từng bông hoa tươi xinh khác nhau

Câu 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng.

     a) Một tập thể thích hát

     b) Một tập thể thống nhất

     c) Một tập thể đầy sức mạnh

     d)  Một tập thể rất đông người

Gợi ý trả lời:

Đáp án đúng là b) Một tập thể thống nhất.

Câu 5: Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?

Gợi ý trả lời:

Bài thơ nói về điều kì diệu muốn nói đến sự đoàn kết, thống nhất giữa những con người khác biệt về nhiều điều.

Điều kì diệu đó thể hiện qua sự kết hợp ăn ý khi cùng thực hiện các hoạt động tập thể của lớp em (lao động, diễn văn nghệ…)

* Học thuộc lòng bài thơ

2. Luyện từ và câu: DANH TỪ

Câu 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp.

Câu 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp.

Gợi ý trả lời:

Từ chỉ người Từ chỉ vật Từ chỉ hiện tượng tự nhiên Từ chỉ thời gian
Học sinh, bố, mẹ, thầy giáo, cô giáo, bạn bè. Lá, bàn, ghế. Nắng, gió. Hè, thu. Hôm nay, năm học mới.

Câu 2: Chơi trò chơi: Đường đua kì thú.

Cách chơi:

– Tung xúc xắc để biết được đi mấy ô.

– Đến ô nào phải nói được hai từ thuộc ô đó (không trùng với các từ đã nêu). Nếu không nói được, phải lùi lại một ô.

– Ai đến đích trước người đó chiến thắng.

* Ghi nhớ:

Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…).

Câu 2: Chơi trò chơi: Đường đua kì thú.

Câu 3: Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em.

Gợi ý trả lời:

– Danh từ chỉ người: thầy giáo, cô giáo, học sinh, bạn bè, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, nhóm trưởng, bạn cùng bàn, bạn thân, giáo viên chủ nhiệm,…

– Danh từ chỉ đồ vật: bảng đen, bàn, ghế, bút, thước, sách, vở, đồng hồ, kệ sách, sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, thước kẻ, cặp sách, tủ sách, quạt trần, đèn điện, bảng tin,…

Câu 4: Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 – 2 danh từ tìm được ở bài tập 3.

Gợi ý trả lời:

– Bàn, ghế trong lớp học được các cô lao công lau dọn rất sạch sẽ.

– Trên bàn học, những bút, thước, sách vở được các bạn học sinh sắp xếp rất ngăn nắp.

– Giờ ra chơi, học sinh ùa ra sân như đàn chim vỡ tổ.

– Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài.

– Bạn cùng bàn cũng là người bạn thân nhất của em.

– Cô Yến Chi là giáo viên chủ nhiệm của lớp em năm học này.

– Sau mỗi tiết học, chúng em lại lau sạch bảng đen, để chuẩn bị cho tiết học sau đó.

– Chiếc thước kẻ của em được làm từ nhựa dẻo nên không hề sợ bị gãy.

3. Viết

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:

a) Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.

b) Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?

c) Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn?

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu

Ghi nhớ:

– Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

– Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn văn, thường nằm ở đầu hoặc ở cuối đoạn.

Gợi ý trả lời:

a) Cả 2 đoạn văn gồm các câu viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu văn đầu tiên lùi vào một khoảng ngắn.

b) Ý chính của mỗi đoạn văn:

– Đoạn 1: Đoạn văn kể về các hoạt động của mọi người đang chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

– Đoạn 2: Đoạn văn miêu tả hoạt động của ong vàng, ruồi, sâu róm, chim sâu,… đang diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

c) Câu nêu ý chính của mỗi đoạn:

– Đoạn 1: Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. (Câu văn nằm ở đầu đoạn văn)

– Đoạn 2: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá. (Câu văn nằm cuối đoạn văn.)

Câu 2: Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.

a) Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.

b) Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi.

Câu 2: Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.

Gợi ý trả lời:

– Đoạn 1: Chọn câu chủ đề b, đặt ở câu cuối cùng đoạn văn.

– Đoạn 2: Chọn câu chủ đề a, đặt ở câu đầu tiên của đoạn văn.

Câu 3: Viết câu chủ đề khác cho 1 trong 2 đoạn văn ở bài tập 2.

Gợi ý trả lời:

– Đoạn 1:

  • Mỗi người một việc tạo nên không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm trước thềm năm mới.
  • Chiều Ba mươi Tết cứ thế trôi qua trong cái hối hả và vui vẻ, ấp cúng của cả gia đình.

– Đoạn 2:

  • Để chào đón năm mới, những đàn chim bắt đầu sửa sang ngôi nhà của mình.
  • Hằng năm, khi mùa xuân về đến khu rừng, từng đàn chim lại bắt đầu xây tổ mới.

* Vận dụng

Trao đổi với người thân về vẻ riêng của từng người trong gia đình.

Gợi ý trả lời:

Vẻ riêng của từng người:

– Bố tốt bụng, chăm lo kiếm tiền.

– Mẹ dịu dàng chăm sóc gia đình chu đáo.

– Em ngoan ngoãn học tập để cha mẹ vui lòng.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024