Bài 10: Con đường đến trường – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 10: Con đường đến trường – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Con đường đến trường – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1:  Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?

Gợi ý trả lời:

Trên đường đi học, em thích quan sát:

– Thời tiết (tia nắng, giọt mưa, gió thổi…)

– Bầu trời (có nhiều mây không, cao hay thấp, những đám mây có hình thù màu sắc như thế nào…)

– Những ngôi nhà, kiến trúc, hàng quán hai bên đường… đặc biệt là những hàng cây, bồn hoa,…

– Những người đi đường khác với các dáng vẻ khác nhau.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 10: Con đường đến trường 1Câu 2: Đọc Bài 10: Con đường đến trường 2

Từ ngữ:

Vắt vẻo: ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ tựa vững chắc.

Lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.

Lạc tiên: cây dây leo, mọc hoang, lá hình tim, hoa mọc ở kẽ lá, quả mọng.

Vầu: cây cùng họ với tre, thân to, mình mỏng, thân rắn, thường dùng làm nhà.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?

Câu 1: Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Con đường của bạn nhỏ được hiện lên như sau:

– Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi

– Bề mặt đường: mặt đường mấp mô

– Hai bên đường: lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên.

Câu 2: Con đường được miêu tả như thế nào?

– Vào những ngày nắng

– Vào những ngày mưa

Gợi ý trả lời:

Con đường được miêu tả như sau:

– Vào những ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông, thỉnh thoảng một viên đá dăm hay một viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân

– Vào mùa mưa: con đường lầy lội và trơn trượt, nhiều khúc đường ngập trong nước lũ

Câu 3: Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?

Gợi ý trả lời:

Các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì: dù trời mưa rét, cô giáo của các bạn nhỏ vẫn đi đón đường, dẫn các bạn nhỏ đến trường.

Câu 4: Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?

Gợi ý trả lời:

Theo em, bạn nhỏ rất yêu cô giáo, bạn nhỏ hiểu được tình yêu thương bao la của cô giáo dành cho các bạn nhỏ và nỗi vất vả của cô giáo khi đón các bạn nhỏ đi học.

Câu 5: Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

Con đường đi học của các bạn nhỏ không hề bằng phẳng mà gập ghềnh và có nhiều khó khăn dù là mùa mưa hay mùa nắng. Nhưng các bạn ấy vẫn chăm chỉ đến trường khiến em rất yêu mến và kính nể các bạn.

2. Viết: Ôn chữ viết hoa D, Đ

Câu 1: Viết tên riêng: Bình Dương

Câu 2: Viết câu:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

(Nguyễn Du)

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường

M: mấp mô

Gợi ý trả lời:

Những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường là: khúc khuỷu, trơn trượt, bằng phẳng, ngoằn ngoèo, rộng rãi,…

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với từ ngữ tìm được.

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với từ ngữ tìm được.

Gợi ý trả lời:

– Từ chỉ màu sắc: phớt hồng, xanh lam, đỏ mận, đen sì, nâu thẫm, vàng chóe, ….

– Từ chỉ âm thanh: róc rách, lạch cạch, ào ào, vi vu, xào xạc, …

– Từ chỉ hương vị: đắng, cay, mặn, ….

Câu 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông.

Câu 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông bài 10

Gợi ý trả lời:

Câu 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông bài 10 trả lời

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

G:

– Giới thiệu về người mà em yêu quý

– Nêu những điểm mà em thấy ấn tượng về người đó

– Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó.

Gợi ý trả lời:

Trong gia đình em, người mà em yêu quý nhất là mẹ. Hằng ngày, mẹ nấu cho em rất nhiều món ăn ngon và dạy em học bài. Em rất yêu mẹ của em, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để mang về tặng mẹ thật nhiều điểm tốt.

Câu 2: Trao đổi bài của em với bạn.

Câu 2: Trao đổi bài của em với bạn. bài 10

– Đọc bài của bạn và góp ý cho bạn

– Nghe bạn góp ý cho mình

– Sửa lại bài cho hay hơn

4. Vận dụng

Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về nhà trường.

Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về nhà trường. bài 10

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024