Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 11: Chuyện bên cửa sổ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Nếu thấy một chú chim đậu bên cửa sổ lúc mưa rét, em sẽ làm gì để giúp chú chim đó?
Gợi ý trả lời:
Nếu thấy chú chim đậu bên cửa sổ lúc mưa rét, em sẽ tìm một chiếc hộp nhỏ, lót vải cũ hoặc bông gòn, giấy ăn mềm mại.
Sau đó mở cửa, đưa chú vào phòng, đặt chú vào cái ổ mềm mại. Mang một ít bánh mì cho chú ăn nữa.
Câu 2: Đọc
Từ ngữ:
– Lách chách: tiếng chim kêu khẽ nghe rất vui.
– Bẵng: im bặt, vắng bặt.
– Léo nhéo: tiếng gọi nhau từ xa, không rõ nhưng liên tiếp.
– Nhộn: vui và có chút ồn ào.
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã là những ngôi nhà tầng có sân thượng.
Câu 2: Tìm những câu miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng.
Gợi ý trả lời:
Những câu miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng:
+ Khi nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách cách bay đến.
+ Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân làm tổ.
+ Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh.
Câu 3: Lần đầu nhìn thấy bầy chim sẻ, cậu bé đã làm gì? Kết quả của việc làm đó thế nào?
Gợi ý trả lời:
– Lần đầu nhìn thấy bầy chim sẻ, cậu bé đã lên sân thượng cầm sỏi ném lũ sẻ.
– Kết quả của việc làm đó: con nọ theo con kia bay sang nhà khác.
Câu 4: Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy gì ở sân thượng nhà bên? Cậu nghĩ thế nào khi nhìn thấy cảnh đó?
Gợi ý trả lời:
– Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy đàn chim sẻ léo nhéo đến là nhộn ở sân thượng nhà bên. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cảnh, rồi mổ đùa nhau.
– Khi nhìn thấy cảnh đó, cậu nghĩ “Đáng lẽ chú chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình.”
Câu 5: Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy?
Gợi ý trả lời:
Theo em, từ những việc đã làm và những điều đã thấy, cậu bé hiểu được hành động cầm sỏi ném đàn chim sẻ của mình là sai và cậu bé rất hối hận.
2. Nói và nghe
Câu 1: Nghe kể chuyện.
– Tranh 1:
Tại ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi xin vay ông Oan-tơ một chút tiền vì cả ngày chưa được ăn gì. Và cậu hứa sẽ chăm chỉ đánh giày để trả lại số tiền đó cho ông.
– Tranh 2:
Khi cho cậu bé tiền, ông Oan-tơ đã nghĩ rằng cậu là một cậu nhóc láu cá.
– Tranh 3:
Ông Oan-tơ ngạc nhiên vì đã gặp lại cậu bé đánh giày đang đứng chờ mình ở ga tàu, để trả lại số tiền đã mượn.
– Tranh 4:
Cuối cùng ông Oan-tơ nghĩ rằng cậu bé thật đặc biệt, và quyết định chọn cậu đóng vai trong bộ phim mới của mình.
Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
– Đoạn 1:
Vị đạo diễn Oan-tơ đang đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy cậu bé đánh giày bước đến gần và hỏi: “Ông có muốn đánh giày không?” Nhìn xuống đôi giày mới đánh xong, vị đạo diễn lắc đầu từ chối đề nghị của cậu bé.
Cậu bé đã hỏi mượn ông chút tiền vì cậu đang rất đói. Nghe cậu bé nói vậy, ông Oan-tơ cảm thấy thương cảm, liền móc túi đưa cho cậu mấy đồng. Cậu bé vô cùng cảm kích, nói lời cảm ơn ông, sau đó liền rời đi.
– Đoạn 2:
Đạo diễn nhìn theo bóng dáng cậu bé khuất xa dần, ông lắc đầu, thầm nghĩ những đứa trẻ lừa gạt trên đường như thế này ông gặp quá nhiều rồi. Sau đó ông quên béng chuyện cậu bé đánh giày vay tiền mình.
– Đoạn 3:
Trong một lần đạo diễn lại có việc đi qua ga xe lửa, cậu bé đánh giày nhìn thấy ông liền chạy đến đưa tiền trả lại. Cậu vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đã ở đây đợi ông rất lâu rồi, hôm nay mới gặp được ông để trả lại tiền”.
Hành động trả lại tiền của cậu bé khiến ông đạo diễn cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường.
– Đoạn 4:
Ông Oan-tơ đã phát hiện cậu phù hợp làm vai diễn mới trong tác phẩm của ông. Ông hẹn cậu bé sáng hôm sau tại phòng đạo diễn của ông tại công ty, ông có điều bất ngờ dành tặng cậu bé. Sáng sớm hôm sau, một nhóm trẻ con đường phố đi đến trước công ty.
Cậu bé đánh giày nói với ông rằng những đứa trẻ ở đây đều giống cháu, chúng cũng muốn có điều bất. Đây quả thực là điều mà đạo diễn không hề nghĩ đến. Hóa ra, một cậu bé lang thang nghèo khó lại có trái tim lương thiện đến vậy. Thế nhưng cuối cùng, ông quyết định chọn cậu.
3. Viết
Câu 1: Nghe – viết: Chuyện bên cửa sổ (từ Bằng đi một vài tuần đến vui quá).
Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.
Gợi ý trả lời:
a)
– Gió hiu hiu thổi.
– Chúng em lưu luyến chia tay cô giáo.
– Lửa cháy liu riu.
– Ông em có bộ sưu tập tem thư.
b)
tiêm phòng – dừa xiêm – lưỡi liềm – bàn phím – kiềm chế – lim dim.
Câu 3: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 2.
Gợi ý trả lời:
– Ông nội dùng lưỡi liềm để gặt lúa trong mùa thu hoạch.
– Em gõ nhanh trên bàn phím để hoàn thành bài tập.
4. Vận dụng
Kể cho người thân nghe câu chuyện Cậu bé đánh giày và chia sẻ suy nghĩ của em về cậu bé.
Gợi ý trả lời:
– Kể lại câu chuyện với giọng mạch lạc, rành rọt và tự tin.
– Suy nghĩ của em về cậu bé: Cậu bé đánh giày là một người trung thực, tốt bụng, biết giữ lời hứa khi trả lại tiền cho ông Oan-tơ và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những điều tốt đẹp với các bạn đồng cảnh ngộ.