Nội dung chính Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:
Câu chuyện kể về thời thơ ấu của Maria, một cô bé có sở thích quan sát mọi thứ xung quanh. Với trí thông minh vượt trội, Maria đã nhận ra những điều thú vị khi nhìn thấy nước trà nhỏ xuống đĩa.
Sự tinh tế và nhạy bén đó đã giúp cô sau này trở thành một giáo sư tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ, cô đã vinh dự nhận được Giải thưởng Nobel về Vật lý.
1. Đọc
Câu 1: Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể.
Gợi ý trả lời:
Em nhớ lại hoặc tìm đọc qua sách vở, báo chí, internet,… câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học và chia sẻ với bạn.
Câu 2: Đọc
Từ ngữ:
– Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống.
– Giải thưởng Nô-ben: giải thưởng quốc tế mang tên nhà khoa học Nô-ben, được trao thưởng hằng năm (bắt đầu từ năm 1901) cho những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hoà bình.
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì?
Gợi ý trả lời:
Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại.
Câu 2: Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma-ri-a.
Gợi ý trả lời:
– Địa điểm thí nghiệm: bếp.
– Dụng cụ thí nghiệm: một bộ đồ trà.
– Mục đích làm thí nghiệm: để giải thích vì sao khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động.
Câu 3: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì?
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.
Câu 4: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?
Gợi ý trả lời:
Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” là một lời khen dành cho Ma-ri-a, công nhận và khích lệ Ma-ri-a thực sự là cô bé tài năng, thông minh thiên bẩm và rất tinh tường khi phát hiện ra những hiện tượng vật lí xung quanh mình.
Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a.
Gợi ý trả lời:
Nhân vật Ma-ri-a là một cô bé rất thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và tự mình làm một thí nghiệm khi mới 6 tuổi. Cô có lòng ham học hỏi, mong muốn khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Chính vì vậy mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học và là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng “gia”, nêu nghĩa của những từ đó.
Gợi ý trả lời:
Những từ có chứa tiếng “gia” trong bài đọc là:
– Gia đình: tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.
– Gia nhân: người ở giúp việc trong nhà.
– Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng một tổ tiên.
Câu 2: Chuyển câu sử dụng dấu ngoặc kép sau đây thành câu sử dụng dấu gạch ngang.
Gợi ý trả lời:
Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói:
– Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!
2. Viết
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:
c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?
d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
a)
– Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề “100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới”. Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”.
=> Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất.
– Thân bài: Chuyện kể rằng,… hạnh phúc đến cuối đời.
=> Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện.
– Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. “Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
=> Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện.
b)
– Sự việc 1:
+ Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.
+ Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con riêng.
– Sự việc 2:
+ Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.
+ Diễn biến: Cuộc sống của cô càng khổ cực.
– Sự việc 3:
+ Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội.
+ Diễn biến: Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở.
– Sự việc 4:
+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.
+ Diễn biến: Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.
– Sự việc 5:
+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.
+ Diễn biến: Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày.
– Sự việc 6:
+ Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.
+ Diễn biến: Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.
c) Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.
d) Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn.
Câu 2: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện.
– Bố cục của bài văn.
– Trình tự của các sự việc.
– Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
Gợi ý trả lời:
– Bố cục của bài văn: có 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do viết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,…).
+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
– Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.
+ Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc.
+ Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng.
– Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp.
3. Đọc mở rộng
Câu 1: Đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm trong cuộc sống.
Gợi ý trả lời:
Em tìm đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm cuộc sống qua sách báo, internet,…
Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Gợi ý trả lời:
Học sinh tìm đọc bài thơ, bài văn phù hợp và điền phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên bài thơ, bài văn: Về quê | Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng | Ngày đọc: 08/08/2024 |
Trải nghiệm trong cuộc sống được nhắc đến: Được về quê chơi. | ||
Suy nghĩ của em về trải nghiệm: Đó là một trải nghiệm rất nhiều kỉ niệm, đáng giá và vui vẻ. | ||
Em đã có trải nghiệm này chưa? Cùng với ai?: Em đã có trải nghiệm này rồi. Em được về quê cùng gia đình. | ||
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐ |
Câu 3: Trao đổi với bạn về một trải nghiệm thú vị của em cùng người thân.
Gợi ý trả lời:
Em nhớ lại trải nghiệm thú vị của mình cùng người thân và trao đổi với bạn.
* Vận dụng
Sưu tầm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam. (Truyện kể Thần đồng Việt Nam, Thần đồng âm nhạc Mô-da,…)