Bài 12: Tay trái và tay phải – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 12: Tay trái và tay phải – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 12: Tay trái và tay phải – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Kể tên một số trò chơi cần có ít nhất 2 người tham gia.

Câu hỏi Bài 12: Tay trái và tay phải trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

Gợi ý các trò chơi cần ít nhất 2 người tham gia: đá bóng, nhảy dây, cờ vua, cờ tướng, đuổi bắt, bắn bi, rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, ô ăn quan, cá sấu lên bờ,…

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 12: Tay trái và tay phải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 1Câu 2: Đọc Bài 12: Tay trái và tay phải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tay phải trách tay trái chuyện gì?

Gợi ý trả lời:

Tay phải trách tay trái thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc, còn tay phải thì phải làm hết mọi việc.

Câu 2: Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp những gì khó khăn?

Câu 2 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp phải rất nhiều khó khăn:

  • Khi đánh răng, tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cầm được cốc nước.
  • Tay phải loay hoay cài khuy áo với một tay rất khó khăn.
  • Khi vẽ tranh thì chỉ có một tay cầm bút màu, không có tay nào để giữ giấy.

Câu 3: Câu văn nào thể hiện suy nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình?

Gợi ý trả lời:

Câu văn thể hiện suy nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình:

+ Sáng hôm sau, tay phải thực hiện nhiệm vụ đánh răng. Nhưng tay trái đã giận tay phải mất rồi. Tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cầm được cốc nước nữa.

+ Đến lúc cài khuy áo, cũng thật khó khăn, cứ phải loay hoay với một tay.

+ Khi cần vẽ tranh thì hết chịu nổi! Chỉ có một tay cầm bút màu, không có tay nào để giữ giấy.

Câu 4: Tay phải nhận ra điều gì khi làm việc cùng tay trái.

Gợi ý trả lời:

Khi làm việc cùng tay trái, tay phải nhận ra cả hai đều quan trọng như nhau, nếu không có tay trái thì có nhiều việc, tay phải không thể nào làm được.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện muốn nói với chúng ta trong cuộc sống, ai cũng có vị trí quan trọng như nhau, phải biết hợp tác, hỗ trợ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh thì mọi việc mới thành công hoàn thành một cách suôn sẻ, nhanh chóng.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Đọc mở rộng

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Ngày đọc: 24/08/2024.

– Tên bài: Người ăn xin.

– Tác giả: Tuốc-ghê-nhép.

– Nhân vật chính: cậu bé, ông lão ăn xin.

Việc làm tốt của nhân vật: Cậu bé đã giúp ông lão cảm thấy ấm áp, bớt cô đơn trong mùa đông lạnh giá khi trao cho ông món quà tinh thần, hơi ấm từ đôi bàn tay, sự tử tế của tình người. Cảm nghĩ của em về nhân vật: Cậu bé cho người ăn xin sự ấm áp từ lòng nhân ái, dạy ta bài học về tình người giản dị.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã đọc.

Trong câu chuyện về người ăn xin, cậu bé bắt gặp một ông lão ăn mặc rách rưới đứng bên đường, chìa tay xin sự giúp đỡ từ cậu. Tuy nhiên cậu bé lại không có một đồng nào để cho ông lão.

Điều đặc biệt trong câu chuyện này là dù không thể giúp đỡ về vật chất, cậu bé đã nắm lấy đôi tay gầy guộc của ông, chia sẻ tình cảnh của mình và trao cho ông một món quà tinh thần quý giá – chút hơi ấm của lòng nhân ái giữa mùa đông lạnh lẽo. Ông lão cảm động và mỉm cười, cảm ơn tấm lòng tử tế của cậu bé.

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Dấu câu nào dùng để đánh dấu đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây?

Câu 1 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

Dấu câu dùng để đánh dấu đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn là: dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 2: Ghép ý ở cột A với ý phù hợp ở cột B để tạo câu.

Câu 2 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

  • Học sinh thường đến trường — bằng xe đạp.
  • Chúng ta có thể nói chuyện với nhau — bằng điện thoại.
  • Bình nước được làm — bằng thuỷ tinh.

Câu 3: Dựa theo tranh, đặt và trả lời câu hỏi bằng gì.

Câu 3 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

a)

– Tranh 2:

  • Cái khăn quàng cổ được làm bằng gì?
  • Cái khăn quàng cổ được làm bằng len.

– Tranh 3:

  • Cái mũ được làm bằng gì?
  • Cái mũ được làm bằng vải.

– Tranh 4:

  • Cái quạt được làm bằng gì?
  • Cái quạt được làm bằng nan tre.

b)

– Tranh 2:

  • Bạn nhỏ viết lên bảng bằng gì?
  • Bạn nhỏ viết lên bảng bằng phấn.

– Tranh 3:

  • Bạn nhỏ vẽ tranh bằng gì?
  • Bạn nhỏ vẽ tranh bằng cọ.

– Tranh 4:

  • Bạn nhỏ viết bài bằng gì?
  • Bạn nhỏ viết bài bằng bút.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.

G:

– Tên bài đọc là gì?

– Nhân vật được nói đến là ai?

– Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết, …) thế nào?

– Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đó? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em rất thích nhân vật Dế Mèn trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” vì cậu rất mạnh mẽ và dũng cảm. Dế Mèn có ngoại hình khỏe khoắn, cứng cáp, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và bảo vệ những người yếu đuối.

Tuy có lúc cậu mắc lỗi do tính kiêu căng, nhưng sau đó Dế Mèn đã nhận ra sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Điều này khiến em học được rằng dũng cảm không chỉ là dám đối mặt với nguy hiểm, mà còn biết sửa sai khi nhận ra lỗi lầm.

Câu 2: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

4. Vận dụng

Hỏi người thân về chất liệu của một số đồ dùng trong nhà.

Gợi ý trả lời:

– Cái bàn ăn này được làm từ chất liệu gì?

– Cái bàn ăn này được làm từ gỗ tự nhiên.

 

– Kệ sách này làm bằng gì?

– Kệ sách này làm bằng gỗ ép chất lượng cao.

 

– Ly uống nước này làm bằng gì?

– Ly uống nước này làm từ thủy tinh trong suốt.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024