Bài 12: Bài tập làm văn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 12: Bài tập làm văn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 12: Bài tập làm văn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Em thích đề văn nào dưới đây? Vì sao?

  1. Kể về một việc em từng làm.
  2. Kể một việc theo tưởng tượng của em.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Em thích đề văn “Kể về một việc em từng làm ở nhà”. Bởi vì lúc ở nhà, em thường xuyên giúp bố mẹ làm các việc nhỏ như gấp áo quần, quét nhà, tưới hoa… Nên em sẽ có nhiều điều để viết cho đoạn văn của minh.

– Mẫu 2:

Em thích đề văn số 2 Kể một việc theo tưởng tượng của em. Với đề văn này em sẽ được tự do tưởng tượng và kể một việc theo tưởng tượng của em dựa vào những câu chuyện cổ tích em từng đọc, những bộ phim hoạt hình em từng xem để viết ra một bài văn thật hay.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 12: Bài tập làm văn 1Câu 2: Đọc Bài 12: Bài tập làm văn 2

Từ ngữ:

Mùi soa: khăn nhỏ và mỏng, thường bỏ túi, dùng để lau mặt, lau tay

Lia lịa: nhanh và liên tiếp, không ngừng trong một thời gian ngắn

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nhắc lại đề văn mà cô giáo đã giao cho lớp.

Gợi ý trả lời:

Đề văn mà cô giáo đã giao cho cả lớp là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

Câu 2: Cô-li-a gặp khó khăn gì với đề văn này?

  1. Bạn ấy viết văn không tốt.
  2. Bạn ấy quên mình đã làm những gì.
  3. Bạn ấy ít khi giúp mẹ.

Gợi ý trả lời:

Đáp án: c. Bạn ấy ít khi giúp mẹ.

Câu 3: Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã làm gì?

Gợi ý trả lời:

Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã viết cả những việc mà bạn ấy chưa từng làm giúp đỡ mẹ và kết thúc bài văn của mình bạn ấy viết “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.”

Câu 4: Em hãy giải thích vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà.

Gợi ý trả lời:

Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà vì đó là việc làm mà bạn ấy đã viết trong bài tập làm văn.

Câu 5: Em có nhận xét gì về Cô-li-a?

Gợi ý trả lời:

Cô-li-a là một đứa con ngoan. Bạn ấy đã biết phụ giúp mẹ làm việc nhà sau bài tập làm văn.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về nhà trường và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Tên bài: Đẹp mà không đẹp

– Tác giả: Lục Văn Vận

– Tên cuốn sách: Tiếng Việt 2 tập 1

Chi tiết/ câu văn/ câu thơ em thích nhất:

“Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi:

– Bác Thành ơi, bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không?

– Trên bức tường trắng, hiện ra những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi.

Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời:

– Cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có cái không đẹp!

Hùng vội hỏi:

– Cái nào không đẹp, hở bác?

Bác Thành bảo:

– Cái không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn, cháu ạ!”

Cách em đã làm để tìm được bài thơ, câu chuyện: Tìm trên mạng internet.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

– Mẫu 2:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Tên bài: Ngôi trường mới

– Tác giả: Ngô Quân Miện

– Tên cuốn sách: Tiếng Việt 2

Chi tiết/ câu văn/ câu thơ em thích nhất:

Em thích nhất là chi tiết kể về những điều mới của ngôi trường mà bạn nhỏ nhìn thấy: “Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.”

Cách em đã làm để tìm được bài thơ, câu chuyện: Em đọc được trong quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 cũ của chị gái.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Trao đổi với bạn về bài em đã đọc và chia sẻ cách em đã làm để tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ đó.

Câu 2 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

Học sinh trao đổi với các bạn về bài em đã đọc và chia sẻ với các bạn cách em đã làm gì để tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ của mình.

Ví dụ: Truy cập internet trang web kienthuctieuhoc.com

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm sau:

Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Người: thầy giáo, cô giáo, bác bảo vệ, bác lao công, đầu bếp, thủ thư, hiệu trưởng, hiệu phó, giám thị,…

– Địa điểm: sân trường, hành lang, ghế đá, lớp học, cổng trường, sân bóng, thư viện, nhà vệ sinh, căn-tin, vườn hoa, nhà xe…

– Đồ vật: sách vở, bút, bảng, thước, màu, bàn, ghế, cửa sổ, viên phấn, khăn lau bảng, thước, cặp, bút màu, truyện tranh, đồng phục,…

– Hoạt động: vẽ, nhảy, chạy, dạy, viết, đọc, nghe giảng, làm toán, kiểm tra, thi đua, tập thể dục…

Câu 2: Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó?

  1. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
  2. Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ.
  3. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé.

Gợi ý trả lời:

– Đáp án: a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

.– Dấu hiệu nhận biết:

  • Có dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu
  • Có từ dùng để hỏi (gì)

Câu 3: Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu.

Câu 3 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

Học sinh hỏi – đáp về các nhân vật trong câu chuyện trên:

+ Trong hộp bút, ai được dùng nhiều nhất nên chỉ còn một mẩu?

Bút chì được dùng nhiều nhất nên chỉ còn có một mẩu.

+ Vì sao tẩy lại cho rằng mình toàn vụn tẩy?

Vì tẩy phải chữa cho bạn bút chì nên chỉ toàn vụn tẩy.

+ Na đã nói điều gì với các bạn trong hộp bút?

Na nói ai cũng quan trọng vì đều là bạn thân của Na.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Đọc đơn xin vào đội dưới đây và trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

– Đơn được gửi cho ai?

– Người viết đơn đã hứa những gì khi vào đội?

Gợi ý trả lời:

– Đơn trên được gửi cho: Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học và ban chỉ huy Liên đội

– Người viết đơn đã hứa:

+ Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Tuân theo Điều lệ Đội.

+ Giữ gìn danh dự Đội.

Câu 2: Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội và đối chiếu bài với bạn.

Gợi ý trả lời:

Câu 2 trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh…

14/11/2024

Bài 36: Ôn tập đo lường Toán 4 giúp học sinh củng cố kiến thức về đo độ dài, khối lượng, dung tích. Phát triển kỹ năng tính toán thực tế hiệu quả.

13/11/2024

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 21: Mai An Tiêm – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo…

13/11/2024