Bài 13: Mầm non – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 13: Mầm non – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 13: Mầm non – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Mầm non và cảnh vật trong mùa đông và mùa xuân đều có những đặc điểm sống và sinh hoạt riêng biệt, thú vị. Thời tiết và các mùa trong năm mang đến sự thay đổi và khởi sắc cho vạn vật.

1. Đọc

Câu 1: Em hãy nêu sự thay đổi của thời tiết, cỏ cây,… khi mùa đông chuyển sang mùa xuân hoặc mùa khô chuyển sang mùa mưa.

Trả lời:

Khi mùa đông chuyển sang mùa xuân, thời tiết chuyển từ lạnh buốt sang se se lạnh và đôi khi nóng bức; cỏ cây chuyển từ rụng lá, không có lá, cây cối đâm chồi nảy lộc, lá non mọc nhiều hơn.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 13: Mầm nonCâu 2: Đọc Bài 13: Mầm non 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì thú vị?

Trả lời:

Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả: màu đỏ, nho nhỏ, nằm lặng im, mắt lim dim, nhìn qua kẽ lá.

Cách miêu tả mầm non rất thú vị, vì đọc cách miêu tả mầm non em thấy giống miêu tả một đứa trẻ nhỏ, các hoạt động của em bé nhỏ..

Câu 2: Cảnh vật mùa đông hiện ra như thế nào qua cảm nhận của mầm non?

Câu 2 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

Qua cảm nhận của mầm non, cảnh vật mùa đông hiện ra:

+ Mây: bay hối hả.

+ Mưa: Phùn bay lất phất.

+ Lá cây: Lá tuôn rào rào, rải vàng đầy mặt đất.

+ Rừng cây: thưa thớt, chỉ cội và cành.

+ Chú thỏ: phòng nhanh, nấp vào bụi vắng.

+ Các cảnh vật khác: tất cả im ắng.

Câu 3: Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân đến?

Trả lời:

Mầm non nhận ra mùa xuân đến nhờ vào tiếng chim kêu “Chíp chiu chiu! Xuân đến”.

Câu 4: Nêu nhận xét của em về hình ảnh mầm non trong khổ thơ cuối.

Trả lời:

Trong khổ thơ cuối, mầm non được miêu tả như một sinh vật đầy năng lượng và hứng khởi khi nó bật dậy, khoác áo màu xanh biếc để chào đón mùa xuân.

Hình ảnh này thể hiện sự tươi trẻ, sức sống mới mẻ và hy vọng của mầm non khi mùa xuân đến, tạo ra một tầm nhìn tích cực và lạc quan về sự bắt đầu mới.

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của bài thơ là miêu tả cảnh vật chuyển từ mùa đông sang mùa xuân qua cách nhìn của lá non.

Thông qua việc miêu tả sự thay đổi của mầm non từ sự yếu đuối và mong đợi dưới vỏ cây đến sự tươi trẻ và hứng khởi khi mùa xuân đến, tác giả tạo ra một bức tranh về sự sống và hy vọng.

* Học thuộc lòng bài thơ

2. Luyện từ và câu

TỪ ĐA NGHĨA

Câu 1: Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt rồi trả lời câu hỏi.

Câu 1 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

  1. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
  2. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?
  3. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

a)

Từ mắt (1) mang nghĩa 2; từ mắt (2) mang nghĩa 1; từ mắt (3) mang nghĩa 1.

b)

Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa 1 là nghĩa gốc, nghĩa 2 là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển).

c)

Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau chặt chẽ, mang chức năng của đối tượng mắt như nhau, đều thực hiện một chức năng tương đương nhau (soi chiếu cho rõ, nhìn và quan sát).

Câu 2: Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

Câu 2 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

– Xác định nghĩa của từ biển trong các câu thơ:

+ Trong câu thơ a: từ biển có nghĩa chỉ số lượng nhiều, muốn nói lúa nhiều như nước biển.

+ Trong câu thơ b: từ biển có nghĩa là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.

+ Trong câu thơ c: từ biển có nghĩa là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.

– Như vậy nghĩa của từ biển trong câu a là nghĩa chuyển; nghĩa của từ biển trong câu b là nghĩa gốc.

ghi nhớ bài 13 mầm non tiếng việt 5 tập 1

Câu 3: Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.

Câu 3 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

a)

Trong đoạn thơ a, từ lưng (lưng trời) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa của từ lưng là vị trí giữa bầu trời và đường chân trời (mặt đất) theo cách nhìn bằng mắt thường.

b)

Trong đoạn thơ b:

+ Từ lưng (lưng núi) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa của từ lưng là vị trí giữa của ngọn núi so sánh giữa đỉnh và chân núi.

+ Từ lưng (lưng mẹ) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa của từ lưng là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.

+ Từ lưng (trên lưng) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa của từ lưng là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.

Câu 4: Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.

Câu 4 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

a) Từ ấm

– Câu theo nghĩa 1: Trời hôm nay ấm hơn hôm qua. 

– Câu theo nghĩa 2: Gia đình luôn ở bên, mang lại cho em cảm giác rất ấm áp.

b) Từ lạnh

– Câu theo nghĩa 1: Bản tin dự báo thời tiết nói trời ngày mai lạnh cóng.

– Câu theo nghĩa 2: Hai người từ lâu đã trở nên lạnh nhạt với nhau.

3. Viết

Viết Bài 13 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Câu 1: Lập dàn ý.

Dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý cho đề bài đã chọn.

Câu 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

– Mở bài:

Trường Sa là một quần đảo của Việt Nam. Em đã được nhìn thấy quần đảo Trường Sa trên tivi. 

– Thân bài:

+ Theo không gian: Quần đảo Trường Sa là tập hợp rất nhiều đảo, các đảo nằm chi chít lại với nhau trên bản đồ nhưng thực tế phải mất nhiều thời gian di chuyển giữa các đảo…

+ Theo thời gian: Quần đảo Trường Sa sáng sớm và hoàng hôn đều chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu vào mặt biển. Các đợt gió cả ngày liên tục thổi vào đảo; ngày mưa bão gió thường rất to và mưa nhiều; cỏ cây thường phải mọc rất chắc chắn để chịu được gió thổi; trên đảo thường thấy rõ nhất là mùa mưa và mùa khô.

+ Theo không gian kết hợp với thời gian: Những lúc lặng gió, cây cối sừng sững như những người lính, lúc gió nổi, tán cây nghiêng mình như những cô gái múa ba lê; Những lá cờ Tổ quốc lúc gió to phất phới, quật phần phật.

– Kết bài:

Em yêu và tự hào về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc; Em muốn kể cho các bạn nghe về vẻ đẹp của Trường Sa; Em sẽ tìm đọc thêm nhiều hình ảnh, bài viết giới thiệu cảnh đẹp ngoài quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.

Câu 2:  Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

– Những cảnh vật được lựa chọn để miêu tả.

– Cách sắp xếp trình tự miêu tả các cảnh vật.

* Vận dụng

Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,… hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,…).

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Để cuộc giao tiếp trên các trang mạng xã hội trở nên thú vị hơn, meme đã được ra đời. Những hình ảnh meme cười đểu, cười khinh, cười haha,…

10/01/2025

Để vẽ Kuromi, một trong những nhân vật dễ thương và nổi bật trong thế giới Sanrio, bạn chỉ cần một vài bước đơn giản nhưng lại tạo ra một…

09/01/2025

Meme hết cứu đang trở thành hiện tượng viral nổi bật trên mạng xã hội, thu hút đông đảo bạn trẻ bởi sự hài hước và tính ứng dụng cao…

08/01/2025