Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 14: Cỏ non cười rồi – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.
1. Đọc
Câu 1: Các tấm biển báo dưới đây nhắc nhở chúng ta điều gì?
Trả lời:
Các tấm biển nhắc nhở chúng ta không được vứt rác bừa bãi, không được dẫm lên cỏ, không được hái hoa.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nói tiếp câu tả cảnh mùa xuân trong công viên:
- Cỏ (…).
- Đàn én (…).
- Trẻ em (…).
Trả lời:
a) Cỏ bừng tỉnh sau giấc ngủ đông.
b) Đàn én từ phương Nam trở về.
c) Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.
Câu 2: Vì sao cỏ non lại khóc?
Trả lời:
Cỏ non khóc vì bị các bạn nhỏ giẫm lên.
Câu 3: Thương cỏ non, chim én đã làm gì?
Trả lời:
Thương cỏ non, chim én đã gọi thêm nhiều bạn ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” và đặt cạnh bãi cỏ để bảo vệ cỏ non.
Câu 4: Thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.
Trả lời:
– Mẫu 1: Các bạn nhỏ ơi! Các bạn hãy chơi đùa trên sân, chứ đừng chạy nhảy ở trên vạt cỏ nhé. Vì như thế sẽ làm các bạn ấy bị thương đấy!
– Mẫu 2: Các bạn ơi, không được giẫm chân lên cỏ nhé.
– Mẫu 3: Các cậu ơi, đừng giẫm chân lên cỏ nhé.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Tìm từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non.
M: khóc thút thít.
Trả lời:
Từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non: khóc thút thít, khóc nấc, nhoẻn miệng cười.
Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.
Trả lời:
– Cô gái nhoẻn miệng cười.
– Cậu bé khóc nấc lên khi nghe tin chú cún cưng của mình bị lạc.
– Sau khi nhận được món quà sinh nhật bất ngờ, em gái tôi nhoẻn miệng cười thật tươi.
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết:
Câu 2: Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông.
Trả lời:
Buổi sớm, muôn nghìn giọt sương đọng trên những ngọn cỏ, lóng lánh như ngọc.
Câu 3: Chọn a hoặc b.
Trả lời:
a)
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
(Theo Đỗ Quang Huỳnh)
b)
– Vui như Tết.
– Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
– Ánh trăng chênh chếch đầu làng.
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây theo 2 nhóm rồi đặt tên cho mỗi nhóm.
Trả lời:
– Những từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây: tưới cây, tỉa lá, vun gốc, bắt sâu.
– Những từ ngữ chỉ hoạt động gây hại cho cây: bẻ cành, chặt cây, giẫm lên cỏ, hái hoa.
Câu 2: Chọn từ ngữ phù hợp thay cho ô vuông.
Trả lời:
Cho hoa khoe sắc
Buổi sáng, bước ra vườn hồng, nhìn thấy bông hồng đỏ thắm, bé vui sướng reo lên:
– Bạn xinh đẹp, đáng yêu làm sao!
Nói rồi, bé định giơ tay hái bông hoa. Bỗng có tiếng thì thầm:
– Xin đừng hái tôi. Tôi sẽ rất buồn nếu không được khoe sắc cùng các bạn hoa.
Câu 3: Cần đặt dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau?
- Các bạn học sinh đang tưới nước bắt sâu cho cây.
- Mọi người không được hái hoa bẻ cành.
- Én nâu cỏ non đều đáng yêu.
Trả lời:
a) Các bạn học sinh đang tưới nước, bắt sâu cho cây.
b) Mọi người không được hái hoa, bẻ cành.
c) Én nâu, cỏ non đều đáng yêu.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Nói lời xin lỗi.
- Nếu em là cô bé trong câu chuyện Cho hoa khoe sắc, em sẽ nói lời xin lỗi bông hồng như thế nào?
- Nếu em là một bạn nhỏ trong câu chuyện Cỏ non cười rồi, khi nghe thấy cỏ non khóc, em sẽ nói gì với cỏ non?
Trả lời:
a)
Xin lỗi bạn hồng, mình sẽ không hái bạn nữa đâu. Mình muốn ngắm bạn và để bạn khoe sắc cùng các bông hoa trong vườn.
b)
Chúng tớ xin lỗi vì đã vô ý giẫm lên bạn. Chúng tớ sẽ không làm như thế nữa và sẽ để biển “không giẫm lên cỏ” để tất cả mọi người cùng biết nhé.
Câu 2: Viết lời xin lỗi trong tình huống sau:
Em làm việc riêng trong giờ học, bị cô giáo nhắc nhở.
Trả lời:
Các em tham khảo những mẫu câu xin lỗi sau:
– Em xin lỗi cô ạ. Từ nay về sau, em sẽ không làm việc riêng trong giờ học nữa ạ.
– Xin lỗi cô ạ. Em xin hứa sẽ không tái phạm nữa ạ.
– Thưa cô, em xin lỗi cô vì đã làm việc riêng ạ. Em xin hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa đâu ạ.
– Em xin lỗi cô vì đã làm việc riêng trong giờ. Em hứa không tái phạm nữa và trong giờ sẽ chú ý lắng nghe cô giảng bài, ghi bài đầy đủ.
4. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc sách, báo viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường.
Câu 2: Chia sẻ với các bạn về những điều em đã học.
Trả lời:
Các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp:
– Trường học tổ chức phong trào “Ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp”, tổ chức thực hiện tổng dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh cảnh quan trong trường học.
– Thành phố chăm sóc cây xanh, thu gom rác giấy bẩn, ni lông.
– Các hoạt động ngoại khóa như ngày hội “Nước sạch và vệ sinh môi trường”; thi “Rung chuông vàng”, thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường; hội trại xanh; ngày hội “Học sinh chung tay bảo vệ môi trường”.