Bài 14: Cuộc họp của chữ viết – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 14: Cuộc họp của chữ viết – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 14: Cuộc họp của chữ viết – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn: Điều gì xảy ra nếu không có dấu câu khi viết?

Gợi ý trả lời:

Nếu không có dấu câu khi viết sẽ khiến người đọc khó hiểu, khó có thể hiểu được những nội dung mình viết.

Ngoài ra nếu không có dấu câu khi viết thì người đọc sẽ không biết chỗ nào cần ngắt nghỉ đúng nhịp, khiến cho việc đọc khó khăn hơn.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 14: Cuộc họp của chữ viết 1Câu 2: Đọc Bài 14: Cuộc họp của chữ viết 2

Từ ngữ:

Dõng dạc: mạnh mẽ, rõ ràng và chững chạc

Lấm tấm: có nhiều hạt nhỏ trên bề mặt

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Câu chuyện kể về cuộc họp của những ai?

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện kể về cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.

Câu 2: Cuộc họp bàn về chuyện gì?

Gợi ý trả lời:

Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên cuộc họp bàn về cách giúp đỡ em Hoàng đặt dấu câu đúng chỗ để câu văn được rõ nghĩa, người đọc hiểu được nội dung.

Câu 3: Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?

Gợi ý trả lời:

Vì Hoàng sử dụng dấu chấm câu không đúng, mỏi tay chỗ nào cậu ta chấm chỗ đó nên không ai hiểu những điều bạn Hoàng viết ra.

Câu 4: Dựa vào lời đề nghị của bác chữ A, sắp xếp các bước mà Hoàng cần thực hiện.

  1. Đọc lại câu
  2. Chấm câu
  3. Viết câu

Gợi ý trả lời:

– Anh dấu chấm được giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn Hoàng sửa lỗi.

– Sắp xếp các bước giúp Hoàng sửa lỗi được nêu ra trong cuộc họp: Viết câu ➡️ Đọc lại câu ➡️ Chấm câu.

Câu 5: Em hãy góp ý kiến để giúp Hoàng viết đúng.

Gợi ý trả lời:

Hoàng cần nắm được tác dụng của dấu chấm là dùng để kết thúc câu và thường đặt ở cuối câu khi câu được viết đầy đủ, trọn vẹn kết cấu ngữ pháp và nội dung thông báo.

2. Viết: Ôn chữ viết hoa E, Ê

Câu 1: Viết tên riêng: Ê-đê

Câu 2: Viết câu:

Ước gì em hóa thành mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

                                                                 (Thanh Hào)

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Các câu trong đoạn văn dưới đây được gọi là câu kể. Hãy sắp xếp các câu đó vào nhóm thích hợp.

Câu 1 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Câu giới thiệu: (1); (3)

– Câu nêu đặc điểm: (2); (4)

– Câu nêu hoạt động: (5)

Câu 2: Chọn thông tin đúng về câu kể:

Câu 2 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

Thông tin đúng về câu kể là:

+ Dùng để kể, tả, giới thiệu

+ Kết thúc bằng dấu chấm

Câu 3: Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và giải thích vì sao em xếp như vậy.

Câu 3 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Câu kể:

+ b. Bút nâu là một người bạn tốt.

+ c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.

– Câu hỏi:

+ a. Bút nâu trông như thế nào?

+ d. Bút nâu gắn bút đỏ vào bên cạnh mình để làm gì?

Câu 4: Tìm dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thay cho ô vuông.

Câu 4 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

Câu 4 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trả lời

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Quan sát tranh và đóng vai bạn nhỏ để giới thiệu về bạn ấy.

Câu 1 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Tớ tên là Bùi Tuệ Minh. Tớ sinh ngày 29 tháng 7, năm nay tớ 8 tuổi. Sở thích của tớ là múa ba lê.

– Tớ tên là Hà My. Tớ sinh ngày 15 tháng 11 năm 2015, năm nay tớ 8 tuổi. Sở thích của tớ là múa ba lê.

Câu 2: Viết đoạn văn giới thiệu bản thân vào một tấm thẻ rồi trang trí thật đẹp.

Gợi ý trả lời:

Mình tên là Tuấn Tú. Mình sinh ngày 2 tháng 2 năm 2015, năm nay mình 8 tuổi. Sở thích của mình là đá bóng và đọc truyện tranh. Mình mong sau này sẽ trở thành một cầu thủ giỏi.

Câu 3: Đọc lại đoạn văn em viết, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý…).

4. Vận dụng

Tìm đọc một số câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường.

Ví dụ:

Ngăn nhỏ rồi lại ngăn to

Đựng vở, đựng bút, đựng kho sách đầy.

                                                                     (Là cái gì?)

Gợi ý trả lời:

a)

Cái mình đo đỏ

Cái mỏ nâu nâu

Xuống tắm ao sâu

Lên cày ruộng cạn

Là cái gì?

(Là cái bút máy)

b)

Da tôi màu trắng

Bạn cùng bảng đen

Hãy cầm tôi lên

Tôi làm theo bạn

Là cái gì?

(Là viên phấn)

c)

Chẳng đầu, chẳng mắt

Chân sắt, chân chì

Đi thẳng chẳng đi

Xoay tròn một kiếp

Là cái gì?

(Là cái com-pa)

d)

Đi học lóc cóc theo cùng

Khi về lại bắt khom lưng cõng về

Là cái gì?

(Là cái cặp sách)

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Luyện tập tổng hợp kiến thức Toán lớp 5 với Bài 18: Luyện tập chung. Hỗ trợ giải bài, nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức…

22/11/2024