Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 14: Học nghề – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Sắp xếp các tranh dưới đây theo trình tự hợp lí.
Gợi ý trả lời:
Trình tự hợp lí của các tranh là: 4 – 1 – 3 – 2.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước điều gì?
Gợi ý trả lời:
Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.
Câu 2: Việc đầu tiên Va-li-a được giao khi vào học ở rạp xiếc là gì?
Gợi ý trả lời:
Việc đầu tiên Va-li-a được giao khi vào học ở rạp xiếc là quét chuồng ngựa và làm quen với chú ngựa diễn.
Câu 3: Vì sao ông Giám đốc lại giao cho Va-li-a việc đó?
Gợi ý trả lời:
Ông Giám đốc giao cho Va-li-a việc đó vì ông muốn Va-li-a được gần gũi, làm quen và chăm sóc chú ngựa diễn.
Câu 4: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Câu chuyện kết thúc: Va-li-a được trở thành một diễn viên phi ngựa như em hằng mong ước.
Câu 5: Theo em, câu “Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên…” ý nói gì?
Gợi ý trả lời:
Đáp án đúng: “Muốn làm được việc lớn, cần biết làm tốt những việc nhỏ.”
2. Viết
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề.
Gợi ý trả lời:
Những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề:
– Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”.
– Được!
– Thế cháu biết phi ngựa chưa?
– Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.
– Tốt! Bây giờ, cháu cầm cái chổi kia theo bác.
– Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của cháu đấy.
– Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên…
Câu 2: Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì?
Gợi ý trả lời:
Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để: đánh dấu (thông báo) lời thoại của nhân vật trong câu chuyện.
Câu 3: Tìm những lời đối thoại có trong câu chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật?
Gợi ý trả lời:
– Những lời đối thoại có trong câu chuyện:
- Cha đã là bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt?
- Bác học không có nghĩa là ngừng học.
– Theo em, cần sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về điều gì?
- Em thích ý kiến của bạn nào? Vì sao?
- Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói gì về ước mơ của mình?
Gợi ý trả lời:
a) Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về nghề nghiệp mong muốn trong tương lai.
b) Em thích ý kiến của bạn có ước muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho và vì đây là ước muốn đáng yêu, thấm đượm tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà.
c) Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói về ước mơ của mình là “Tớ ước làm cô giáo để được đứng trên bục giảng giảng bài cho các em học sinh.”
Câu 2: Viết một đoạn văn về ước mơ của em.
Gợi ý trả lời:
Em mơ ước được trở thành một bác sĩ trong tương lai. Nếu ước mơ đó trở thành sự thật, em sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì có thể giúp đỡ được nhiều người.
Để thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ, em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, tích lũy thật nhiều kiến thức về y học và rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. Em tin rằng với sự nỗ lực không ngừng, em sẽ có đủ hành trang để bước vào con đường chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…).
4. Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh.
Ví dụ: