Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Ngọn núi lửa nóng rẫy với những hình dạng đa dạng và hoạt động đầy bí ẩn, khó lường, là một phần kỳ thú của thiên nhiên trên hành tinh chúng ta – ẩn chứa nhiều nguy hiểm và cũng nhiều điều cần khám phá.

1. Đọc

Câu 1: Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?

Câu hỏi trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

Những ngọn núi trong ảnh đều rất cao, có mây, tuyết bao quanh và hình thù trông rất lạ, khác với các ngọn núi cao và nhọn em thường thấy thì chúng có ngọn núi bằng, như bị cắt gọt và có một vùng đất khá bằng phẳng bên trên đỉnh.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫyCâu 2: Đọc Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?

Câu 1 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

– Hình dáng: hình nón, hình tròn thoai thoải.

– Hoạt động: một số núi phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro.

– Tiếng động: một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ.

– Vị trí: núi lửa trên mặt đất, hoạt động ngầm trong nước biển.

Câu 2: Vì sao Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ”? Em nghĩ gì về hình ảnh đó?

Trả lời:

Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ” vì Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, giống với các lớp của củ hành.

Câu 3: Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như sau:

  • Lớp vỏ Trái Đất: rất cứng
  • Mác-ma: vị trí dưới lớp vỏ, đặc quán, giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C, sôi sùng sục

Câu 4: Núi lửa được hình thành ra sao?

Trả lời:

Núi lửa được hình thành do nhiều nguyên nhân, làm dòng mác-ma sôi sùng sục có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.

Câu 5: Trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc theo gợi ý.

Câu 5 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

Em trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc mà em đã biết; thông tin mới với em; thông tin em thấy thú vị nhất; thông tin em muốn biết thêm trong bài.

– Thông tin em đã biết: Em đã biết về hiện tượng núi lửa và cấu trúc của Trái Đất.

– Thông tin em thấy thú vị nhất: Em thấy thú vị khi biết rằng núi lửa không chỉ có hình dáng như mọi người thường nghĩ, mà còn có nhiều loại hình dạng và hoạt động khác nhau.

– Thông tin mới đối với em: Em mới biết về cách mà mác-ma sôi sục từ lòng đất lên và tạo ra núi lửa.

– Thông tin em muốn biết thêm: Em muốn biết thêm về các biện pháp phòng tránh và ứng phó khi xảy ra các sự cố núi lửa.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người.

M: động đất,…

Trả lời:

Những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người: sóng thần, núi lửa, lốc xoáy, lũ lụt, sạt lở đất, mưa đá, hạn hán, thuỷ triều, siêu bão, tia cực tím, mưa đá, mưa axit, bão,…

Câu 2: Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa gốc, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa chuyển?

  1. quả núi – quả cam
  2. núi lửa – ngọn lửa ước mơ

Trả lời:

a) Trong cặp từ ngữ dưới:

+ Từ quả trong quả núi được dùng với nghĩa chuyển.

+ Từ quả trong quả cam được dùng với nghĩa gốc.

b) Trong cặp từ ngữ dưới: 

+ Từ lửa trong núi lửa được dùng với nghĩa gốc.

+ Từ lửa trong ngọn lửa ước mơ được dùng với nghĩa chuyển.

2. Viết

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ PHONG CẢNH

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

a Câu 1 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1b Câu 1 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Trả lời:

a)

– Đoạn văn tả phong cảnh: con suối trong rừng trúc.

– Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng các giác quan: thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi).

– Phong cảnh được miêu tả theo trình tự: Không gian: trong rừng trúc – con suối – giữa dòng suối – bên kia suối – những cây trúc – hoa trúc. Là không gian từ xa đến gần rồi lại ra xa.

b)

– Câu chủ đề của đoạn văn: Biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời.

– Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm: Buổi sáng (trời xanh thẳm), buổi trưa (trời rải mây trắng nhạt), buổi chiều (trời âm u mây mưa…).

– Hình ảnh so sánh: Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch; Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Tác dụng của hình ảnh so sánh: giúp ta liên tưởng và dễ hình dung về khung cảnh biển, trời với hình ảnh quen thuộc, đã biết (vế còn lại của so sánh).

– Hình ảnh nhân hoá: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương, Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,…

Tác dụng của hình ảnh nhân hoá: giúp ta thấy biển như gần gũi, giống với con người, tả hình ảnh của biển và trời mây như nét tính cách của con người một cách đặc sắc, biểu cảm.

Câu 2: Dựa vào kết quả quan sát phong cảnh ở Bài 12 và dàn ý đã lập ở Bài 13, viết đoạn văn tả một đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo.

Trả lời:

– Mẫu 1:

Vào sáng sớm hay lúc chiều hoàng hôn, quần đảo Trường Sa đều được soi chiếu chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu lên mặt biển. Những đợt sóng lăn tăn, những gợn, những đợt lấp la lấp lánh ánh Mặt Trời như kim cương rơi vào lòng biển rồi vỡ tan.

Gió trên biển cũng thật khắc nghiệt, những đợt gió cả ngày cứ liên tục thổi vào các đảo, gió không ngừng như những đợt sóng vỗ bờ. Nhất là vào ngày mưa bão, gió thường rất to và đem theo mưa nhiều.

Có khi gió quật đổ cây, tốc mái nhà. Do vậy, các chiến sĩ và người dân trên các đảo phải gia cố, nẹp và đổ rào quanh gốc cây. Có lẽ rễ cây cũng hiểu chuyện, lo lắng mà đâm rễ thật sâu vào lòng đất trên đảo.

Thời tiết trên đảo chuyển mình rõ nhất có lẽ là hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô. Tương tự như mùa mưa và mùa khô trên đất liền, ở đảo mùa khô cũng ít mưa, mùa mưa thì mưa rất nhiều, mưa như trút nước. Nơi đây thật sự rất khắc nghiệt.

– Mẫu 2:

Bãi biển này thực sự vô cùng rộng lớn. Dù nheo mắt đến đâu cũng chẳng thể nhìn thấy được bờ bên kia.

Phía trên cao, bầu trời trong xanh, điểm xuyết những đám mây trắng lớn bồng bềnh như những chiếc kẹo bông gòn ai thả lên đây. Phía dưới là nước biển xanh biêng biếc mà mát rượi.

Mặt biển ồ ạt những con sóng tinh nghịch, rượt đuổi nhau dồn dập vào bờ mãi vẫn không thấy chán. Chúng kéo nhau vào bờ, va vào bãi cát, vỡ tan ra thành những mảng bọt trắng xóa. Bờ cát ở đây mịn lắm, dẫm lên chân cứ cảm giác bị hút xuống phía dưới.

Đọc sách, người ta thường bảo ở biển có cát trắng, nhưng ở đây em thấy cát có màu vàng nhạt, và dường như chúng đang long lanh, phát sáng lên ở dưới ánh mặt trời.

Dọc bờ biển, phía xa, có những rặng dừa xanh biếc, rì rào trong gió. Có cây còn đang ra trái, mang những trái dừa tròn đầy như đang ẵm một đàn con.

Mỗi khi gió thổi qua, các tàu dừa lại phất phơ, như muôn cánh tay đang nhảy múa theo vũ điệu ngàn đời nay vẫn nhảy. Phía xa xa, lác đác vài cánh chim đang bay lượn tự do, đôi khi lại kêu lên vài tiếng lảnh lót.

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc phiếu đọc sách dưới đây:

Câu 1 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Câu 2: Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,… hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,…).

Câu 3: Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo: Núi Kilimanjaro: Hành trình đến đỉnh của châu Phi Tác giả: Audrey Salkeld và David Breashears Ngày đọc: 25/08/2024
Nội dung:

– Giới thiệu về Kilimanjaro: Cuốn sách bắt đầu bằng việc giới thiệu về ngọn núi Kilimanjaro, bao gồm vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và tầm quan trọng của nó trong văn hóa và địa lý của châu Phi.

– Lịch sử và huyền thoại: Tác giả phân tích lịch sử của Kilimanjaro, từ việc phát hiện và khám phá ban đầu đến những huyền thoại và truyền thuyết liên quan đến ngọn núi này trong văn hóa địa phương.

– Hành trình leo núi: Cuốn sách mô tả chi tiết về các tuyến leo núi phổ biến trên Kilimanjaro, bao gồm các lộ trình leo núi thông thường, điểm đến và điều kiện khí hậu trên đỉnh….

Điều em ấn tượng nhất: Tác giả chia sẻ về trải nghiệm của những người đã từng leo lên đỉnh Kilimanjaro, bao gồm cảm nhận về hành trình, những thách thức và cảm xúc khi đạt đến đỉnh núi.
Cảm nhận chung: Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về ngọn núi Kilimanjaro từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ lịch sử và văn hóa đến trải nghiệm leo núi và cảnh quan địa chất. Mức độ yêu thích:

⭐⭐⭐⭐⭐

* Vận dụng

Câu 1: Sưu tầm tranh ảnh về những địa điểm du lịch được hình thành từ núi lửa.

Trả lời:

Những địa điểm du lịch được hình thành từ núi lửa:

– Vesuvius, Italia

Vesuvius tọa lạc ở vịnh Naples, Italia và là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền từng phun trào trong hàng trăm năm qua.

Núi lửa Vesuvius là một phần của công viên quốc gia Vesuvius, có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn hóa địa phương. Hiện nay, danh thắng này rất nổi tiếng với khách du lịch. Các bãi đỗ xe và lối đi bộ được xây dựng xung quanh hình nón lên miệng núi lửa.

– Rinjani, Indonesia

Ngọn núi này nằm trên đảo Lombok và chiếm ưu thế lớn trong cảnh quan của đảo, trên đỉnh núi có một hõm chảo được lấp đầy bởi một hồ miệng núi lửa có tên là Segara Anak.

Với sự hùng vĩ và khung cảnh ngoạn mục, ngọn núi trở thành mục tiêu chinh phục của rất nhiều du khách. Đây cũng là địa điểm hấp dẫn dành cho người leo núi và mạo hiểm.

– Grabrokarfell, Iceland

Grabrokarfell tại Iceland mang đến một khoảnh khắc tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao xuống. Cảnh quan xung quanh đẹp như một bức tranh hài hòa về màu sắc, miệng núi lửa phủ đầy cỏ kết hợp lớp đất đen sườn núi tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.

Câu 2: Trao đổi với người thân về những ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới.

Em kể và trao đổi với người thân về những ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Giải bài tập Toán lớp 2 Bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 chi tiết, dễ hiểu. Luyện tập các phép tính cơ bản qua các dạng bài tập phong phú.

14/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

14/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

14/09/2024