Bài 15: Gặt chữ trên non – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 15: Gặt chữ trên non – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 15: Gặt chữ trên non – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Câu chuyện kể về một chú cún nhỏ sống trong một ngôi nhà xinh xắn, chưa từng bước ra hết cả dãy phố nơi mình ở. Chú cún luôn mang trong mình sự tò mò.

Vào một buổi sáng, chú có cơ hội chạy dọc khắp dãy phố, và cảnh vật mới mẻ hiện ra trước mắt đã mở ra cho chú biết bao điều kỳ thú và lạ lẫm, khiến chú vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

1. Đọc

Câu 1: Quan sát tranh bài Gặt chữ trên non và nêu cảm nghĩ của em về việc đi học của các bạn nhỏ

Gợi ý trả lời:

Con đường đi học của các bạn rất gian nan vất cả. Các bạn phải băng rừng, lội suối, đi chênh vênh trên những con đường nhỏ hẹp trên núi cao. Tuy nhiên trên môi ai cũng nở nụ cười, các bạn đều rất vui vẻ và hào hứng khi được đi học mỗi ngày.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 15: Gặt chữ trên nonTừ ngữ:

Gùi: đồ làm bằng mây tre để mang đồ đạc (trên lưng), dùng ở một số khu vực miền núi.

Thung (thung lũng): dải đất trũng, thấp giữa các sườn (dãy) núi.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó?

Gợi ý trả lời:

– Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở trên vùng cao.

– Những cảnh vật giúp em nhận biết điều đó là:

+ Nắng nhuộm hồng núi xanh/ Tiếng trống rung vách đá

+ Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu

+ Vượt suối lại băng rừng

+ Lớp học ngang lưng đồi

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả là:

– Tiếng trống rung vách đá/ Giục đôi chân bước nhanh.

– Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu

– Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng/ Đường xa chân có mỏi

– Lớp học ngang lưng đồi/ Gặt chữ trên đỉnh trời!

Câu 3: Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào? Theo em, những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ?

Gợi ý trả lời:

– Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh của tiếng trống, tiếng sáo, chim hát ríu ran.

– Theo em, những âm thanh đó đem lại động lực đến trường đến lớp cho bạn nhỏ. Những âm thanh đó tạo cho bạn nhỏ cảm xúc hứng khởi, phấn khích, tạo niềm vui trên con đường đến trường.

Câu 4: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện điều gì?

Gợi ý trả lời:

Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện quyết tâm đến trường của các bạn nhỏ dù cho đường đến trường có xa xôi, trắc trở, có khó khăn gì đi nữa thì cũng phải vượt qua bởi lẽ có con chữ, có học mới có thể giúp các bạn nhỏ thoát ra khỏi cảnh nghèo khó, thiếu thốn trên vùng cao.

Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em thích hình ảnh: “Mắt em như sao sáng/ Gặt chữ trên đỉnh trời!” bởi vì đây là hai câu thơ thể hiện được nghị lực, sự nỗ lực và lòng quyết tâm không bỏ cuộc trước những khó khăn trắc trở ở vùng cao. Trái lại đôi mắt sáng ấy sáng rực như sao sáng khi bạn thấy được niềm vui đi học “gặt chữ”.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Luyện từ và câu

CÁCH DÙNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TỪ ĐIỂN

Câu 1: Đọc hướng dẫn dưới đây và thực hành sử dụng từ điển.

Câu 1 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Câu 2: Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ dưới đây, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển.

Câu 2 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Cao ngất:Thật cao, cao gần mút tầm mắt.

Ví dụ: Lâu đài cao ngất.

– Cheo leo: Cao quá tầm với và không có chỗ bám, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã.

Ví dụ: Vách đá cheo leo. Con đường cheo leo trên bờ vực thẳm.

– Hoang vu: Ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người.

Ví dụ: Rừng núi hoang vu.

Câu 3: Những ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển?

  1. Cung cấp thông tin về từ loại (danh từ, động từ, tính từ,…).
  2. Cung cấp cách sử dụng từ thông qua các ví dụ.
  3. Dạy cách nhớ từ.
  4. Giúp hiểu nghĩa của từ.

Gợi ý trả lời:

Những ý nêu đúng công dụng của từ điển: A, B, D.

3. Viết

Viết Bài 15 chân trời cuối phố

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Gợi ý trả lời:

Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu.

Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.

Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc.

Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.

Câu 2 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

b. Sửa lỗi (nếu có).

Gợi ý trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa.

* Vận dụng

Kể cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri…

05/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

04/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

03/12/2024