Bài 16: A lô, tớ đây – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 16: A lô, tớ đây – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 16: A lô, tớ đây – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn về những lợi ích của điện thoại.

Gợi ý trả lời:

Những lợi ích của điện thoại:

  • Liên lạc, trò chuyện với những người ở cách mình rất xa
  • Đọc báo, xem phim, nghe nhạc, nắm bắt các thông tin mới nhất
  • Dò đường đi, xem giờ, đặt báo thức,…

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 16: A lô, tớ đây SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 1Câu 2: Đọc Bài 16: A lô, tớ đây SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 2

Từ ngữ:

Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng.

Khoái chí: thích thú vì được như ý.

Là cái chắc: khẳng định điều gì đó đúng.

Rón rén: cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gây tiếng động.

Cười rúc rích: cùng cười với nhau khe khẽ và thích thú.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Giờ ra chơi, điều gì khiến Minh rất vui?

Gợi ý trả lời:

Giờ ra chơi, điều khiến Minh rất vui là lúc về nhà An sẽ gọi điện cho cậu, cậu sẽ được lần đầu tiên nói chuyện với An qua điện thoại.

Câu 2: Lần đầu tiên An gọi điện thoại cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau thế nào?

Gợi ý trả lời:

Lần đầu tiên An gọi điện thoại cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau rất to, gào lên, hét lên.

Câu 3: Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện có gì khác lần một?

Gợi ý trả lời:

Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện lại rất nhỏ, rón rén, thì thào.

Câu 5: Đóng vai hai bạn trong câu chuyện để điện thoại với nhau bằng giọng phù hợp.

Gợi ý trả lời:

An: A lô… Minh hả?

Minh: A lô… Tớ đây.

An: Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ.

Minh: Hơn là cái chắc.

An: Đến lượt cậu gọi lại cho tớ nhé.

Minh: A lô.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về bài học ứng xử, cách giao tiếp với những người xung quanh và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Đọc mở rộng

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Ngày đọc: 25/09/2024
– Tên bài: Người ăn xin
– Tác giả: Tuốc-ghê-nhép

– Sự việc được nói đến: Nhân vật tôi gặp một người ăn xin khi đang đi trên phố

– Điều em học được từ bài đọc: Hãy đối xử với người khác bằng sự yêu thương, quý mến, bình đẳng và lễ phép. – Một câu hỏi của em về nội dung bài: Tại sao người ăn xin lại cảm ơn cậu bé?
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Chia sẻ với bạn về bài đã đọc.

Câu 2 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Đọc mở rộng

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây chỉ thái độ lịch sự trong giao tiếp?

Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

Từ ngữ chỉ thái độ lịch sự trong giao tiếp là: thân thiện, tôn trọng, hòa nhã, lễ phép, cởi mở.

Câu 2: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý trả lời:

– Học sinh trong lớp cần phải lễ phép khi nói chuyện với thầy cô và người lớn tuổi.

– Anh trai tôi là người cởi mở, luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mọi người.

Câu 3: Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp.

Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Câu hỏi:

  • b. Ai là người đầu tiên phát minh ra điện thoại?
  • c. Vì sao chúng ta cần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn?
  • e. Bạn có biết thùng rác của trường đặt ở đâu không?

– Câu kể:

  • a. An và Minh đang nói chuyện điện thoại với nhau.
  • d. Tôi lắng nghe cô giáo giảng bài.

Câu 4: Nhìn tranh, đặt câu kể, câu hỏi.

Câu 4 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

  • Bạn nam đang làm gì?
  • Bạn nam vứt rác bừa bãi trong công viên.

–  Mẫu 2:

  • Hai chị em nhìn thấy gì?
  • Hai chị em nhìn thấy bạn nam vứt rác bừa bãi.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Đọc bức thư điện tử dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1 trang 70 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện viết đoạn

  1. Bức thư trên do ai viết, gửi cho ai?
  2. Thư gồm những phần nào?
  3. Muốn viết thư điện tử cần có phương tiện gì?

Gợi ý trả lời:

a) Bức thư trên do Sơn viết, gửi cho Dương.

b) Thư gồm các phần: Địa chỉ người nhận, Chủ đề thư, Lời đầu thư, Nội dung thư, cuối thư.

c) Muốn viết thư điện tử cần có máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet.

Câu 2: Thảo luận về các bước viết thư điện tử.

Câu 2 trang 70 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện viết đoạn

Gợi ý trả lời:

Các bước viết thư điện tử:

+ Bước 1: Mở hộp thư điện tử của bạn.

+ Bước 2: Vào mục Soạn thư và viết thư.

+ Bước 3: Viết địa chỉ người nhận thư và tên thư.

+ Bước 4: Gửi thư.

Câu 3: Dựa vào bài tập 1, đóng vai Dương viết thư điện tử trả lời bạn.

Đến: [email protected]
Chủ đề: Hoạt động chào mừng ngày 20/11
Sơn ơi!

Mình đã nhận được thông tin từ cậu. Tổ mình rất vui và sẵn sàng cùng tổ cậu tham gia trang trí báo tường cho lớp.

Cuối buổi học ngày mai, hai tổ chúng mình cùng thảo luận trực tiếp về hoạt động này nhé.

Dương

4. Vận dụng

Tập soạn thư điện tử trên máy tính, điện thoại,…

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 19: Sông Hương – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

27/11/2024