Bài 16: Ngày em vào Đội – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 16: Ngày em vào Đội – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 16: Ngày em vào Đội – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Cùng bạn trao đổi để trả lời câu hỏi. Theo em, các bạn học sinh cần phấn đấu như thế nào để được kết nạp vào Đội?

Gợi ý trả lời:

Phấn đấu để được kết nạp vào Đội, các bạn học sinh cần: ra sức học tập tốt, yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp. Hăng hái tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp và học hỏi từ các anh chị Đội viên đi trước.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 16: Ngày em vào Đội

Từ ngữ:

Đoàn: chỉ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đội: chỉ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Khao khát: mong muốn tha thiết

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Theo em, người chị muốn nói gì với em mình qua hai dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em/ Bước qua thời thơ dại.

  1. Đeo khăn quàng đỏ sẽ giúp em khôn lớn.
  2. Em sẽ trưởng thành hơn khi được kết nạp vào Đội.
  3. Chiếc khăn quàng đỏ đưa em tới những thành công.

Gợi ý trả lời:

– Ý kiến b là đáp án đúng. Người chị muốn nói với em mình: Em sẽ trưởng thành hơn khi được kết nạp vào Đội.

– Hiểu rõ hơn về vai trò của Đội: Đội là cơ sở giúp em hiểu thêm nhiều giá trị về lịch sử, lực lượng yêu nước nhỏ tuổi – là nền tảng để trở thành người công dân tốt sau này.

Câu 2: Chi tiết nào cho thấy khăn quàng đỏ gắn bó thân thương với người đội viên?

Gợi ý trả lời:

– Chi tiết miêu tả cho thấy màu khăn quàng đỏ gắn bó thân thương với người đội viên là:

“Như lời ru vời vợi

Chẳng bao giờ cách xa”.

– Giải thích: Lời ru nuôi lớn chúng tả từ ấu thơ. So sánh chiếc khăn quàng với lời ru cho thấy sự gắn bó bền chặt, thân thương của màu khăn quàng với người đội viên.

Câu 3: Người chị đã chia sẻ với em niềm vui, mơ ước của người đội viên qua những hình ảnh nào?

Gợi ý trả lời:

– Người chị chia sẻ với em niềm vui, mơ ước của người đội viên qua hình ảnh con thuyền buồm giữa trời biển:

“Này em, mở cửa ra

Mặt trời xanh vẫn đợi

Cánh buồm làm tiếng gọi

Mặt biển và dòng sông.”

– Hi vọng về ước mơ giống như hi vọng về những mẻ cá đầy của đoàn thuyền lúc ra khơi. Biển khơi trời đất là vô tận, nhằm nói ước mơ không giới hạn của người đội viên.

Câu 4: Theo em, bạn nhỏ cảm nhận được điều gì qua lời nhắn nhủ của chị ở khổ thơ cuối?

Gợi ý trả lời:

Qua lời thơ cuối, người em cảm nhận được điều nhắn nhủ: Em sẽ là người kế tục, phát huy vẻ đẹp của chị trước đó. Với tư cách là người đội viên, em hãy làm và mơ ước thật nhiều.

* Học thuộc lòng khổ thơ cuối 2, 3, 4.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường, viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

Câu đố về đồ dùng học tập, đồ vật ở trường:

1)

Mình bầu, môi miệng nứt hai,

Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang.

Là cái gì? (Là ngòi bút mực)

2)

Đi học lóc cóc theo cùng

Khi về lại bắt khom lưng cõng về

Là cái gì? (Là chiếc cặp sách, balo)

3)

Vừa bằng một đốt ngón tay

Day đi day lại, mất bay hình thù

Là cái gì? (Là cái tẩy bút chì)

4)

Cây suôn đuồn đuột

Trong ruột đen thui

Con nít lui cui

Dẫm đầu đè xuống !

Là cái gì? (Là cây bút chì)

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Số lượng câu đố đã đọc: 4 câu đố

– Các đồ vật được nói đến trong những câu đố: ngòi bút mực, cặp sách, tẩy, bút chì

Câu đố em thấy dễ đoán nhất: Câu đố về chiếc tẩy Câu đố em thấy khó đoán nhất: câu đố về ngòi bút mực
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Chia sẻ với bạn các câu đố em tìm được và cùng bạn giải các câu đố.

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Câu 1 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Người: người mượn, người đọc, thủ thư

– Đồ vật: thẻ thư viện, phiếu mượn sách, sách, giá sách, báo

– Hoạt động: tìm sách, mượn, đọc, trả

Câu 2: Câu nói của mỗi bạn ở tranh A và tranh B có gì khác nhau?

Câu 2 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Câu nói của các bạn ở tranh A diễn tả nội dung giao tiếp thông thường.

– Câu nói của các bạn ở tranh B diễn tả nội dung giao tiếp có bổ sung phó từ cuối câu.

Câu nói của các bạn ở tranh B giúp câu nói có tính biểu cảm, cảm xúc, giúp trạng thái cảm xúc của câu nói rõ ràng hơn.

Câu 3: Từ in đậm ở bài tập 2 bổ sung điều gì cho câu?

Câu 3 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Từ in đậm ở bài tập 2 là các từ: quá, lắm, thế.

– Các từ này bổ sung cho câu: cảm xúc của người nói.

Câu 4: Chuyển các câu dưới đây thành câu cảm (theo mẫu).

M: Quyển từ điển này hữu ích => Quyển từ điển này hữu ích quá!

  1. Bạn ấy đọc nhiều sách.
  2. Thư viện trường mình rộng.
  3. Thư viện đóng cửa muộn.

Gợi ý trả lời:

a) Bạn ấy đọc nhiều sách lắm!

b) Thư viện trường mình rộng thật!

c) Thư viện đóng cửa muộn thế!

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Đọc thông báo dưới đây và thực hiện các yêu cầu.

Câu 1 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

– Tiêu đề của thông báo là: Thông báo thành lập câu lạc bộ.

– Bản thông báo có các nội dung gồm:

+ Thời gian thành lập câu lạc bộ

+ Lí do thông báo

+ Hướng dẫn tham gia câu lạc bộ

+ Thời hạn đăng kí tham gia câu lạc bộ

+ Tên người tổng phụ trách

– Người viết thông báo là: tổng phụ trách, tên là Nguyễn Linh Lan.

Câu 2: Viết một thông báo của lớp về việc đăng kí tham gia một cuộc thi cấp trường (thi cờ vua, thi bơi lội, …). Trong nội dung thông báo, chú ý những thông tin sau:

– Cuộc thi được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?

– Ai được đăng kí tham gia?

– Thời hạn và cách đăng kí tham gia.

Gợi ý trả lời:

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI CỜ VUA

Ngày 15/11/2022, nhà trường tổ chức cuộc thi cờ vua cho học sinh toàn trường. Thông tin chi tiết được đăng trên trang của trường.

Mời học sinh đăng kí tham gia cuộc thi với giáo viên chủ nhiệm.

Thời hạn đăng kí: từ ngày 15/10/2022 đến ngày 30/10/2022

Tổng phụ trách

Nguyễn Huệ Linh

Câu 3: Đọc lại thông báo em vừa viết, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…)

4. Vận dụng

Tìm đọc thêm một số thông báo khác ở trường, hoặc ở địa phương em.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Giải Tiếng Anh lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

16/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

16/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 5 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

16/09/2024