Bài 16: Trước ngày xa quê – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 16: Trước ngày xa quê – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 16: Trước ngày xa quê – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản kể về buổi chia tay giữa nhân vật tôi và các bạn trước khi cậu lên thành phố học tập. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng quê hương luôn là nơi có sự gắn bó và thân thuộc đặc biệt đối với mỗi người.

1. Đọc

Câu 1: Em thường nói gì khi gặp gỡ hoặc tạm biệt một người em yêu quý?

Gợi ý trả lời:

– Khi gặp gỡ em thường nói: “Chào cậu! Rất vui được làm quen với cậu. Chúng ta hãy giúp đỡ và yêu thương nhau nhé!”

– Khi tạm biệt em thường nói: “Tạm biệt cậu. Cảm ơn cậu vì đã luôn ở bên tớ trong khoảng thời gian vừa qua. Đến hè, tớ lại về thăm cậu nhé!”

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 16: Trước ngày xa quê 1Câu 2: Đọc Bài 16: Trước ngày xa quê 2

Từ ngữ:

Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các từ: nghịch ngợm, gồ ghề.

Nghịch ngợm: hay nghịch, thích nghịch (nói khái quát).

Gồ ghề: có nhiều chỗ nhô cao lên một cách không đều trên bề mặt.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học.

Gợi ý trả lời:

Chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học là:

– Tôi òa khóc như bị đòn oan.

– Tôi không muốn đi nhưng vẫn phải chuẩn bị lên đường.

Câu 2: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có điểm đặc biệt là:

– Khác hẳn mọi khi, chúng tôi chẳng mấy đứa cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn. Trong khi thầy giáo ngồi nói chuyện với bố mẹ tôi, chúng tôi thầm nhắc lại những trò nghịch ngợm vừa qua và ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi sắp đến như thế nào, có giống quê mình không…

– Thầy đến bên lau nước mắt cho bạn nhỏ, xoa đầu và cúi xuống nắm lấy hai bàn tay bạn nhỏ nói lời an ủi.

Câu 3: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ trước ngày xa quê là: Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng.

Câu 4: Nếu được dự buổi chia tay, em sẽ nói gì với bạn nhỏ?

Gợi ý trả lời:

Nếu được dự buổi chia tay, em sẽ nói với bạn nhỏ rằng: “Bạn ơi đừng buồn nhé! Lên thành phố phải sống và học tập thật tốt. Đừng quên chúng mình. Chúng mình vẫn luôn ở đây nhớ bạn. Hè này về quê chơi lại kể cho chúng mình nghe về cuộc sống thành phố nhé!”

Câu 5: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện trên?

Gợi ý trả lời:

Theo em, điều tác giả muốn nói qua câu chuyện trên là quê hương là nơi gắn bó, gần gũi với mỗi người đến kỳ lạ. Dù có đi đâu xa, quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn.

Quê hương vẫn luôn chờ đợi chúng ta trở về. Nơi đây có gia đình, có bạn bè, có kỷ niệm, có những người chúng ta yêu thương. Vì vậy mỗi người cần nuôi dưỡng tình yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm trong bài đọc những động từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ.

Gợi ý trả lời:

Những động từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ trong bài đọc là: cười đùa, nghịch ngợm, ngẩn ngơ

Câu 2: Đặt 2-3 câu nêu tình cảm của em đối với quê hương, trong đó có sử dụng động từ thể hiện cảm xúc.

Gợi ý trả lời:

Tham khảo các câu văn sau:

  • Em luôn yêu mến những buổi chiều bình yên ở trên nương lúa của quê mình.
  • Cảnh hoàng hôn trên ngọn núi cuối làng em là cảnh tượng em yêu nhất của quê hương.

2. Viết

TRẢ BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN

Câu 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Gợi ý trả lời:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung.

Câu 2: Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài.

Câu 2 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em đọc lại bài làm và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau.

Câu 3: Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.

Gợi ý trả lời:

Em đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập như:

– Bài có đủ mở bài, thân bài, kết bài.

– Sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự.

– Kể đầy đủ các sự việc chính.

– Dùng từ, viết câu đúng.

– Không sai lỗi chính tả.

Câu 4: Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.

Gợi ý trả lời:

Em tiến hành sửa lỗi hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống.

Gợi ý trả lời:

Em tìm đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống thông qua sách vở, báo, internet,…

Ví dụ: Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân),…

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 2 viết phiếu đọc sách trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em tìm đọc và hoàn thành phiếu theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Người lái đò sông Đà. Tác giả: Nguyên Tuân.
Các nhân vật: tôi, người lái đò. Chi tiết gây ấn tượng nhất: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân.
Nhân vật em thích nhất: Người lái đò. Ghi vắn tắt trình tự các sự việc trong câu chuyện:

+ Nhân vật tôi đi thực tế Tây Bắc ở Sông Đà

+ Nhân vật tôi được trải nghiệm vượt thác leo ghềnh trên sông.

+ Đầu tiên đi qua các bãi đá.

+ Sau đó, đi đến các thác nước.

+ Tiếp theo, đi đến bến thác có hang lạnh.

+ Cuối cùng đi đến quãng sông tĩnh lặng.

Trải nghiệm của nhân vật: Nhân vật tôi đã được trải nghiệm đi thuyền trên sông Đà.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 3: Trao đổi với bạn về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc.

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện đã đề cập đến trải nghiệm đi thuyền trên sông Đà của nhân vật tôi. Đó là trải nghiệm khó quên trong cuộc đời nhân vật.

Qua hình tượng con sông Đà hung bạo, trữ tình và ông lái đò bình dị nhưng tài hoa, trí dũng, nhà văn muốn ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trên vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

* Vận dụng

Nói với người thân những cảm xúc của bạn nhỏ trong bài đọc Trước ngày xa quê.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024