Bài 17: Những cách chào độc đáo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 17: Những cách chào độc đáo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 17: Những cách chào độc đáo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.

1. Đọc

Câu 1: Hằng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?

Câu hỏi Bài 17: Những cách chào độc đáo trang 77 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

Hằng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như sau:

  • Với bạn: em sẽ giơ tay lên và vẫy chào.
  • Với người lớn (bố mẹ, thầy cô, anh chị,…): em khoanh tay, cúi đầu và chào.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 17: Những cách chào độc đáo trang 77 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Từ ngữ:

Niu Di-lân: một nước ở châu Đại Dương.

Ấn Độ: một nước ở châu Á.

Mỹ: một nước ở châu Mỹ.

Dim-ba-bu-ê: một nước ở châu Phi.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?

Trả lời:

Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến: bắt tay, vẫy tay và cúi chào.

Câu 2: Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt nào?

Câu 2 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

  • Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân — chạm nhẹ mũi và trán.
  • Người Ấn Độ — chắp hai tay, cúi đầu.
  • Nhiều người ở Mỹ — đấm nhẹ vào nắm tay của nhau.
  • Người Dim-ba-bu-ê — vỗ tay.

Câu 3: Cách chào nào dưới đây không được nói đến trong bài?

  1. bắt tay
  2. chạm mũi và trán
  3. nói lời chào

Trả lời:

Cách chào không được nói đến trong bài là cách chào: c. nói lời chào.

Câu 4: Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết cách chào nào khác?

Câu 4 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết cách chào khác như: khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai,…

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Trong bài đọc, câu nào là câu hỏi?

Trả lời:

Trong bài đọc, câu hỏi là câu: “Còn em, em chào bạn bằng cách nào? là câu hỏi.”

Câu 2: Cùng bạn hỏi – đáp về những cách chào được nói tới trong bài:

M:

– Người Ấn Độ chào thế nào?

– Người Ấn Độ chào bằng cách chắp hai tay trước ngực và cúi đầu nhẹ.

Trả lời:

– Mẫu 1:

  • Hỏi: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào thế nào?
  • Đáp: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào bằng cách chạm nhẹ mũi và trán.

– Mẫu 2:

  • Hỏi: Người Dim-ba-bu-ê chào thế nào?
  • Đáp: Người Dim-ba-bu-ê chào bằng cách vỗ tay.

– Mẫu 3:

  • Hỏi: Nhiều người ở Mỹ chào thế nào?
  • Đáp: Nhiều người ở Mỹ chào bằng cách đấm nhẹ vào nắm tay của nhau.

2. Viết

Phần viết bài 17: Những cách chào độc đáo trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

3. Nói và nghe

Câu 1: Nghe kể chuyện.

Câu 1 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

– Tranh 1: Thầy giáo sẻ dạy học trò tập viết thư.

– Tranh 2: Thầy giáo sẻ hướng dẫn học trò cách nhờ gió gửi thư.

– Tranh 3: Điều bất ngờ mà thầy giáo sẻ nhận được, chính là những bức thư mà các học trò của mình viết và nhờ gió chuyển đến.

– Tranh 4: Thầy giáo sẻ đã cảm ơn học trò bằng cách gửi lại thư cho từng trò, trên đó viết những chữ to tướng: “Các trò thân mến…”

Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

LỚP HỌC VIẾT THƯ

(1) Một ngày đẹp trời, sẻ mời các con vật muốn tập viết thư qua học lớp thầy sẻ. Mỗi con vật được phát một cái bút và một miếng vỏ cây sồi. Thấy sẻ nói: “Nào ta bắt đầu”. Học trò nắm chặt bút và chăm chú lắng nghe.

– Các bạn nhớ, khi bắt đầu viết thư, cho bạn bè chẳng hạn, thì phải có Cậu thân mến! – Sẻ bắt đầu. Tất cả các con vật tỉ mẩn viết Cậu thân mến!.

– Rồi hỏi thăm, ví dụ như Cậu khoẻ chứ? – Sẻ ngẫm nghĩ rồi nói. Các con vật lại cắm cúi viết.

Sẻ hài lòng: – Hãy viết bất cứ điều gì các bạn muốn, rồi để tên các bạn ở cuối thư nhé! – Các con vật sốt sắng gật gù, cố gắng khắc ghi từng lời.

(2) Sau đó, sẻ hướng dẫn các con vật cách nhờ gió gửi thư. Các con vật cảm ơn sẻ và trở về nhà.

(3) Sẻ vừa về tới nhà thì các lá thư mà học trò gửi tới cho mình được gió chuyển

đến. Sẻ cảm động lắm, gửi lại thu cho từng trò, trên đó viết những chữ to tướng:

“Các trò thân mến!

Cảm ơn các trò rất nhiều! Thầy giáo sẻ.”

(Theo Tun Te-le-gon)

Vận dụng

Kể cho người thân về thầy giáo sẻ trong câu chuyện trên.

Trả lời:

Thầy giáo sẻ trong câu chuyện Lớp học viết thư là một người thầy giáo tuyệt vời. Thầy đã mở lớp dạy viết thư miễn phí, lại còn cung cấp các dụng cụ viết cho các học sinh của mình. Nhờ có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết của thầy mà các học sinh đã viết được thư ngay sau buổi học. Sự đáng kính của thầy đã thể hiện qua chi tiết những người học trò viết thư để cảm ơn thầy giáo sẻ.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 24: Cùng Bác qua suối – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

02/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 23: Hai Bà Trưng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

01/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các…

30/11/2024