Bài 17: Thư gửi các học sinh – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 17: Thư gửi các học sinh – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 17: Thư gửi các học sinh – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Bác Hồ luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm và đặt kỳ vọng to lớn đối với các em học sinh.

Theo Bác, giáo dục là yếu tố then chốt quyết định sự tiến bộ và phát triển của đất nước, học sinh là những người giữ vai trò quyết định trong quá trình phát triển đó.

1. Đọc

Câu 1: Kể về một lễ khai giảng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em.

Trả lời:

Em rất nhớ về lễ khai giảng để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em là khai giảng đầu tiên lớp 1. Trong lễ khai giảng, em được cô giáo đón từ cổng, tặng mỗi bạn một quả bóng bay, xếp hàng và đi vào sân trường dự lễ khai giảng. Em được nhiều anh chị chào đón, không khí náo nức, vui tươi, dù lạ lẫm những em rất vui.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 17: Thư gửi các học sinh

Từ ngữ:

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976. Văn bản trên được trích từ thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945.

Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai trường, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

Cơ đồ: sự nghiệp lớn, ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

Hoàn cầu: thế giới.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Câu nào trong thư của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt?

Trả lời:

Câu văn của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt là: “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.”

Câu 2: Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?

Trả lời:

Chi tiết trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường là:

  • “Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.”
  • “Các em hết thảy đều vui vẻ ”
  • “Từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.”

Câu 3: Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường?

Trả lời:

Bác nhắc học sinh nhớ đến những đồng bào – những người đã hi sinh. Trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường, Bác nhắc học sinh nghĩ đến nghĩ đến trách nhiệm của bản thân: phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.

Câu 4: Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,… trong những năm học tới?

Trả lời:

Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,… trong những năm học tới vì: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh.

Trả lời:

Sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh, em cảm thấy Bác rất vui mừng vì Việt Nam có một nền giáo dục dân chủ, riêng Việt Nam. Bác rất thương yêu và lo lắng cho học sinh, sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Kì vọng của Bác với các em học sinh là rất lớn, phải học tập và giáo dục tốt, mới có thể đưa nước nhà tới con đường phát triển, sánh vai với các cường quốc thế giới.

* Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

2. Luyện từ và câu

SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

Câu 1: Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển.

Câu 1 trang 90 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Các bước là trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển:

1 – c. Chọn từ điển phù hợp.

2 – b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.

3 – a. Tìm từ đọc.

4 – e. Đọc nghĩa của từ đọc.

5 – d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.

Câu 2: Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 2 trang 91 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Theo từ điển phía dưới, từ đọc có các thông tin gồm:

a) Từ đọc là động từ.

b) Nghĩa gốc của từ đọc là: Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.

c) Từ đọc có 3 nghĩa chuyển.

d) Nghĩa gốc của từ được sắp ở đầu, ngay sát với từ, từ loại của từ; nghĩa chuyển của từ được xếp sau nghĩa gốc, lần lượt cho tới hết nghĩa chuyển.

Câu 3: Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây:

Câu 3 trang 91 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

– Học tập: động từ.

  1. Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng. Học tập văn hoá.
  2. Làm theo gương tốt. Học tập tinh thần của các liệt sĩ.

– Tập trung: động từ.

  1. Dồn vào một chỗ, một điểm. Nơi tập trung đông người.
  2. Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì. Tập trung sản xuất lương thực.

– Trôi chảy: tính từ.

  1. Được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì. Mọi việc đều trôi chảy, êm đẹp.
  2. Được tiến hành một cách dễ dàng, không có vấp váp. Trả lời trôi chảy.

Câu 3: Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.

Trả lời:

– Thầy cô dạy em học tập theo gương Bác Hồ, chăm chỉ, khiêm tốn.

– Bố em tập trung làm việc suốt đêm.

– Giọng đọc của diễn viên rất trôi chảy.

3. Viết

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN

GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG MỘT CUỐN SÁCH

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1 trang 91 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

a. Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? Chọn đáp án đúng.

  1. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật Mi-lô.
  2. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
  3. Nêu lí do người viết yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
  4. Kể về 100 phụ nữ nổi tiếng trên thế giới.

b. Tìm phần mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì?

c. Phần triển khai nói về những đặc điểm nào của nhân vật Mi-lô? Với mỗi đặc điểm, người viết đã đưa những dẫn chứng gì (về hành động, suy nghĩ,… của nhân vật)?

ý c Câu 1 trang 91 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

a)

Đoạn văn trên có nội dung chính là: B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.

b)

– Phần mở đầu của đoạn văn là: Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, người để lại ấn tượng mạnh nhất là Mi-lô – nữ nghệ sĩ trống người Cu-ba.

➡️ Phần mở đầu cho biết thông tin về tên cuốn sách, tác giả viết cuốn sách và nhân vật ấn tượng trong cuốn sách.

– Phần kết thúc của đoạn văn là: Nhờ tài năng, sự nỗ lực và niềm tin của Mi-lô, thế giới đã có một nghệ sĩ trống nổi tiếng. Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.

➡️ Phần kết thúc cho biết thông tin về kết quả của Mi-lô sau những nỗ lực và hình tượng Mi-lô trở thành tấm gương.

c)

Phần triển khai nói về những đặc điểm của nhân vật Mi-lô: năng khiếu, ước mơ, lòng quyết tâm, tham gia lớp học nhạc, niềm tin của Mi-lô.

Với mỗi đặc điểm, người viết đã đưa những dẫn chứng:

Đặc điểm 1: năng khiếu Dẫn chứng 1: Trống tim-pan-ni, công-ga, bông-gô,.., loại nào cô cũng chơi được
Dẫn chứng 2: Ngay từ nhỏ, Mi-lô đã bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc của mình
Đặc điểm 2: ước mơ Dẫn chứng 1: mơ ước trở thành một nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống
Dẫn chứng 2: thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc
Đặc điểm 3: quyết tâm Dẫn chứng 1: Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu đưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh
Dẫn chứng 2: Trải qua bao khó khăn, Mi-lô vẫn tin: “Sẽ đến một ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt!”

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

– Bố cục của đoạn văn (mở đầu, triển khai, kết thúc)

– Cách lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu

– Cách đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật

– Tình cảm, cảm xúc của người đọc đối với nhân vật

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách:

– Bố của đoạn văn phải đủ 3 phần: mở đoạn, triển khai, kết đoạn.

– Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật, có dẫn chứng minh hoạ cho các đặc điểm đó.

– Dẫn chứng đưa vào làm rõ đặc điểm của nhân vật phải rõ ràng, cụ thể, diễn đạt trôi chảy, thuyết phục.

– Tình cảm, cảm xúc của người đọc đối với nhân vật phải thực tế, có góc nhìn riêng của cá nhân.

Ghi nhớ Bài 17: Thư gửi các học sinh trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

* Vận dụng

Câu 1: Thực hiện dự án: Sổ tay từ ngữ tiếng Việt của em.

Vận dụng trang 93 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Em sắp xếp các từ ngữ vào một quyển sổ tay, trình bày và trang trí thật đẹp:

+ dân lập (tt): Do dân ở địa phương lập ra và đài thọ các chi phí: Giáo viên dập lập.

+ gai ốc (dt): Nốt nhỏ nổi lên ở mặt da khi bị lạnh hay sợ: Chân tay nổi gai ốc.

+ lão luyện (tt): Có nhiều kinh nghiệm, già dặn, thành thạo trong nghề nghiệp, chuyên môn: Cây bút lão luyện.

+ ngang ngược (tt): Bất chấp lẽ phải, tỏ ra không kể gì đến bất cứ ai: Hành động ngang ngược.

+ tài ba (dt, tt): Khả năng đặc biệt làm một việc nào đó: Một nghệ sĩ tài ba.

+ tổ quốc (dt): Đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ trốn tránh (đt): Trốn để khỏi phải gặp, phải làm hoặc phải chịu điều không hay, không thích điều nào đó: Trốn tránh không chịu gặp.

Câu 2: Tìm đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh…

14/11/2024

Bài 36: Ôn tập đo lường Toán 4 giúp học sinh củng cố kiến thức về đo độ dài, khối lượng, dung tích. Phát triển kỹ năng tính toán thực tế hiệu quả.

13/11/2024

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 21: Mai An Tiêm – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo…

13/11/2024