Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn là một trong những bài học quan trọng trong chương trình Toán học tiểu học. Đây là những khái niệm cơ bản nhưng rất cần thiết để các em học sinh hiểu rõ về hình học. Cùng với Kiến Thức Tiểu Học, chúng ta sẽ khám phá những yếu tố cấu thành nên hình tròn, bao gồm tâm, bán kính và đường kính, từ đó giúp các em có nền tảng vững chắc để tiếp cận các kiến thức hình học phức tạp hơn trong tương lai.
Kiến thức cần nhớ
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
– Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
– Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
– Đường kính dài bằng hai lần bán kính
* Dùng compa vẽ đường tròn tâm O
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải hoạt động trang 53 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
a) Hình tròn tâm O; bán kính OM, ON, OP; đường kính MN.
b) Hình tròn tâm I; bán kính IA IB ; đường kính AB.
Bài số 2: Giải luyện tập câu 1 trang 53 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
– Chọn một điểm O bất kỳ làm tâm của đường tròn. Đặt một chân của com-pa trùng với điểm O, giữ cố định và quay chân còn lại một vòng, từ đó em sẽ vẽ được đường tròn có tâm O.
– Chọn điểm A bất kỳ nằm trên đường tròn và nối O với A.
– Từ O, kẻ một đoạn thẳng cắt đường tròn tại hai điểm C và D.
Bài số 3: Giải luyện tập câu 2 trang 53 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
Mỗi hình tròn có bán kính 7 cm, do đó AB = CD = 7 cm.
Ta thấy độ dài đoạn thẳng BO và OC đều gấp đôi bán kính.
Vậy nên BO = OC = 7 x 2 = 14 cm.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
7 + 14 + 14 + 7 = 42 (cm).
Như vậy, bọ ngựa phải bò 42 cm.