Bài 17: Vẽ màu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 17: Vẽ màu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 17: Vẽ màu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản kể về câu chuyện vẽ màu của một bạn nhỏ. Mỗi sự vật trong bức tranh đều được bạn tô điểm bằng những màu sắc rực rỡ khác nhau, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và vô cùng cuốn hút.

1. Đọc

Câu 1: Giới thiệu về một bức tranh em vẽ. Nói về những màu sắc trong bức tranh ấy.

Gợi ý trả lời:

Em chọn một bức tranh của em và giới thiệu về những màu sắc trong tranh.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 17: Vẽ màu

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây:

Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Hoa hồng: màu đỏ

– Nắng: màu vàng

– Đêm: màu mực (màu đen)

– Lá cây: màu xanh

– Hoàng hôn: màu tím

– Rừng đại ngàn: màu nâu

Câu 2: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?

Gợi ý trả lời:

– Khổ thơ 2 nói về màu sắc của cảnh vật lúc bình minh.

– Khổ thơ 3 nói về màu sắc của cảnh vật lúc hoàng hôn.

– Khổ thơ 4 nói về màu sắc của cảnh vật vào đêm.

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi…?

Gợi ý trả lời:

Theo em, bạn nhỏ muốn nói rằng mẹ em đã bắt đầu già đi, tóc mẹ đã có những sợi bạc như sương rơi.

Câu 4: Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu nào để vẽ? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Nếu được vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn, em sẽ vẽ bức tranh gia đình em. Em chọn màu hồng để vẽ. Vì màu hồng thể hiện sự hạnh phúc.

– Mẫu 2:

Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ cảnh vườn cây ăn quả của nhà bà. Vì vườn cây đó có rất nhiều loại quả ngon do ông bà chăm sóc. Em đã có những ngày hè tuyệt vời với ông bà thân yêu tại khu vườn này.

– Mẫu 3:

Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ cánh đồng lúa chín ở quê em. Vì đó là khung cảnh thiên nhiên mà em thấy đẹp và hùng vĩ nhất của quê hương mình, muốn giới thiệu đến mọi người cùng biết.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Luyện từ và câu

BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ

Câu 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?

Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật:

  • anh – chuồn ớt đỏ
  • cô – chuồn chuồn kim
  • chú – bọ ngựa
  • ả – cánh cam
  • chị – cào cào
  • bác – giang
  • bác – dẽ

– Em có nhận xét: cách dùng các từ ngữ đó khiến câu văn trở nên gần gũi, sinh động và thú vị hơn.

Câu 2: Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.

Câu 2 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

Những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ là:

Vật hoặc hiện tượng tự nhiên

Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người

bụi tre tần ngần, gỡ tóc
hàng bưởi đu đưa, bế lũ con, đầu tròn trọc lốc
chớp rạch
sấm ghé xuống sân, cười
cây dừa sải tay bơi
ngọn mùng tơi

nhảy múa

ghi nhớ Bài 17: Vẽ màu tiếng việt lớp 4 tập 1

Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Câu 3 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.

– Chúng được nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người:

  • Mầm cây tỉnh giấc
  • Hạt mưa mải miết trốn tìm
  • Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
  • Quất gom từng giọt nắng rơi

Câu 4: Đặt 1 – 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Gợi ý trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

– Nàng hoa mai thật là xinh đẹp!

– Chú chuột nhắt núp sau góc tường, thấp thỏm chờ đợi bác mèo già ngủ say, để chạy đi tìm thức ăn.

– Con gà trống cũng điệu lắm. Sáng sáng, chú soi mình qua vũng nước, chải chuốt cái mào đỏ và cái đuôi tuyệt đẹp của mình rồi mới chịu xuống sân ăn sáng.

– Cây bàng già mùa đông cô đơn lắm. Cây đứng yên, co ro trong cái rét rồi hâm mộ nhìn anh phượng vĩ, chị hoa sữa bên cạnh vẫn còn cả một tán lá xum xuê.

– Họ hàng nhà cỏ dại có sức sống bền bỉ lắm. Dù người nông dân có chăm chỉ nhổ cỏ thế nào, thì cũng chỉ chừng một tuần, là chúng lại rủ rê nhau bò ra đầy trên mặt đất.

– Chú gà trống khoác lên mình một chiếc áo lông óng như tơ.

3. Viết

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1 trang 79, 80 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 1Câu 1 trang 79, 80 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 2

Gợi ý trả lời:

a) Đoạn văn tưởng tượng đã viết thêm lời thoại của nhân vật công và chích chòe so với đoạn văn của Vũ Tú Nam.

b) Các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên đã nhân hóa nhân vật trở nên sinh động, gần gũi giúp cho đoạn văn hay hơn, người đọc nắm bắt dễ dàng hơn các diễn biến được kể.

Câu 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào?

Câu 2 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.

Câu 3: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

G:

– Theo em, còn những cách những cách được nếu ở bài viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài

– Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn?

Gợi ý trả lời:

– Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

– Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,…), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,…

Ghi nhớ 2 bài 17 vẽ màu tiếng việt lớp 4 tập 1

* Vận dụng

Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 2: Trong giấc mơ buổi sáng” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi….

31/10/2024

Bài 26: Luyện tập chung giúp ôn tập kiến thức cơ bản và nâng cao qua các bài tập thực hành đa dạng. Cùng rèn luyện tư duy toán học hiệu quả cho bé!

31/10/2024

Bài 25: Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó hướng dẫn chi tiết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.

31/10/2024