Bài 18: Góc, góc vuông, góc không vuông là một trong những bài học cơ bản về hình học trong chương trình tiểu học. Hiểu rõ về các loại góc sẽ giúp các em nắm vững nền tảng quan trọng khi tiếp cận những kiến thức hình học phức tạp hơn. Hôm nay, cùng kienthuctieuhoc chúng ta sẽ tìm hiểu về góc, phân biệt giữa góc vuông và góc không vuông, đồng thời áp dụng chúng vào các bài tập thực hành thú vị.
Kiến thức cần nhớ
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
* Góc
Hai tay của mỗi bạn cho ta hình ảnh về góc.
* Góc vuông, góc không vuông
* Ê ke
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải hoạt động trang 55 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
Dùng ê ke để kiểm tra, ta có:
* Các góc vuông là:
– Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC.
– Góc vuông đỉnh G, cạnh GK, GH.
* Các góc không vuông là:
– Góc không vuông đỉnh M, cạnh MN, MP.
– Góc không vuông đỉnh P, cạnh PQ, PR
– Góc không vuông đỉnh I, cạnh IT, IL
– Góc không vuông đỉnh E, cạnh EX, EY
Bài số 2: Giải luyện tập 1 trang 55 SGK Toán 3 tập 1
Hãy vẽ một góc vuông trên lưới ô vuông.
Đáp án:
– Lấy một điểm A bất kì trên giấy làm đỉnh của góc.
– Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh A.
– Vẽ 2 cạnh AB và AC của góc trùng với hai cạnh góc vuông của ê ke ta được góc vuông đỉnh A cạnh AB, AC.
Bài số 3: Giải luyện tập 2 trang 55 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
Hình A có 1 góc vuông.
Hình B có 4 góc vuông.
Hình C có 3 góc vuông.
Hình D không có góc vuông.
Vậy hình B có nhiều góc vuông nhất.