Bài 18: Núi quê tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 18: Núi quê tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 18: Núi quê tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Cùng các bạn hỏi – đáp về đặc điểm của những cảnh vật được vẽ trong tranh.

Gợi ý trả lời:

Hỏi: Trong tranh là vẽ cảnh gì?

Đáp: Bức tranh là cảnh vật ở một vùng thôn quê yên bình.

Hỏi: Trong tranh có những con động vật nào?

Đáp: Trong tranh có con bò, con trâu, con chim.

Hỏi: Cánh đồng lúa có màu gì?

Đáp: Cánh đồng lúa đã ngả vàng ươm rực rỡ.

Hỏi: Cảnh vật trong tranh có đặc điểm gì?

Đáp:Cảnh vật trong tranh rất nhiều cây cỏ, hoa lá, tràn ngập sức sống, đem đến cảm giác bình yên, trong lành.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 18: Núi quê tôi SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 1Câu 2: Đọc Bài 18: Núi quê tôi SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm trong văn bản câu văn:

– Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông.

– Tả ngọn núi vào mùa hè.

Gợi ý trả lời:

– Câu văn tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông: “Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.”

– Câu văn tả ngọn núi vào mùa hè: “Về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt.”

Câu 2: Chọn từ có tiếng xanh phù hợp với từng sự vật được tả trong bài.

Câu 2 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

  • bóng núi – xanh thẫm
  • ngọn núi – xanh mướt
  • lá bạch đàn, lá tre – xanh tươi
  • vườn chè, vườn sắn – xanh tốt

Câu 3: Tìm trong bài những câu văn có sẵn hình ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào?

Gợi ý trả lời:

– Những câu văn có hình ảnh so sánh:

  • Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
  • Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển.

– Em thích hình ảnh: mây trắng như tấm khăn mỏng vì nó mang lại cảm giác uyển chuyển, mềm mại.

Câu 4: Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê mình?

Gợi ý trả lời:

Tác giả cảm nhận được:

  • Âm thanh của nước chảy
  • Hương thơm của chè xanh, của bếp ai tỏa khói.

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Núi quê tôi.

Gợi ý trả lời:

Sau khi đọc bài Núi quê tôi, em càng thêm yêu quê hương đất nước mình hơn. Dù có đi tới nơi nào, quê hương vẫn là nơi khiến cho tâm hồn mình yên bình và tĩnh lặng nhất.

2. Viết

Phần Viết bài 18: Núi quê tôi trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm trong các câu in đậm những từ ngữ có nghĩa giống nhau.

Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

Những từ có nghĩa giống nhau: im lặng, yên tĩnh, tĩnh lặng.

Câu 2: Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.

Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

a) chịu khó ➡️ chăm chỉ.

b) vàng rực ➡️ vàng ruộm.

c) hùng vĩ ➡️ sừng sững.

Câu 3: Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông.

M: Vào mùa lúa chín, cánh đồng quê tôi như một tấm thảm vàng rực.

Gợi ý trả lời:

Các em tham khảo các câu sau:

  • Dòng sông uốn lượn quanh co như một tấm khăn lụa.
  • Cánh đồng lúa đương thì con gái xanh mượt như tấm thảm nhung khổng lồ.
  • Dòng suối trong xanh chảy len lỏi qua những lùm cây, như một đường trượt nước do tự nhiên đẽo gọt mà có.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Quan sát và kể tên những cảnh vật được vẽ trong tranh.

Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện viết đoạn

Gợi ý trả lời:

– Tranh 1: Một bạn nhỏ đang ngắm nhìn quang cảnh một khu phố có người và xe đi lại đông vui, tấp nập.

– Tranh 2: Một làng quê Việt Nam có cây rơm, ao cá, các bạn nhỏ đang vui chơi.

– Tranh 3: Vùng quê miền núi có ruộng bậc thang, mấy nếp nhà sàn thưa thớt.

– Tranh 4: Một làng quê ở miền biển, có cây dừa, biển cả mênh mông.

Câu 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.

G:

– Tên cảnh vật quê hương.

– Đặc điểm bảo quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật

– Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật

– Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật

Gợi ý trả lời:

Quê hương em nằm ở ven biển miền Trung, nơi có những bãi cát trắng trải dài và những hàng dừa xanh mướt. Sáng sớm, bãi biển nhộn nhịp với hình ảnh các bác ngư dân kéo lưới, thuyền ghe tấp nập cập bến mang theo những mẻ cá tươi ngon.

Điều em thích nhất là lúc hoàng hôn, khi mặt trời dần lặn xuống biển, nhuộm hồng cả bầu trời và mặt nước.

Cảnh biển lúc ấy thật yên bình. Mỗi khi ngắm nhìn khung cảnh này, em cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng và càng thêm yêu mến quê hương mình hơn bao giờ hết.

Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

4. Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về quê hương, đất nước.

Ví dụ:

Vận dụng Bài 18: Núi quê tôi trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 19: Sông Hương – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

27/11/2024