Trong bài 18: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, hãy cùng Kiến Thức Tiểu Học ôn lại các kiến thức cơ bản về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. Đây là nền tảng quan trọng giúp các em nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho các bài học tiếp theo.
Kiến thức ôn lại
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
Phép cộng trong phạm vi 10
– Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
– Biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính và ứng dụng phép trừ vừa học vào các bài toán thực tế.
– Nhận biết vai trò của số 0 trong phép trừ:
+ Phép trừ hai số bằng nhau có kết quả là 0
+ Một số trừ 0 thì bằng chính số đó.
– Biết thực hiện phép trừ có số 0 và thành thạo phép trừ các số trong phạm vi đã học.
Phép trừ trong phạm vi 10
Thực hiện phép tính
Tính giá trị các phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách nhẩm lại các phép toán đếm thêm hoặc sử dụng hình ảnh.
Biểu diễn phép tính cho các hình vẽ.
– Đếm số lượng đồ vật có trong mỗi hình: Số vật ban đầu, số vật được thêm vào hoặc bớt đi.
– Viết các số và phép tính tương ứng, nếu vật được thêm vào thì thường dùng phép cộng; ngược lại, vật bị bớt đi thì thường hay dùng phép tính trừ.
Tính giá trị của biểu thức có chứa 2 hoặc nhiều phép tính
Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép toán cộng và trừ, em thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Số 0 trong phép cộng
– Nhẩm phép cộng 0 với một số để tìm số còn thiếu trong phép cộng.
– Phép cộng một số bất kì với số 0 thì kết quả luôn bằng chính số đó.
*Các dạng toán
– Dạng 1: Thực hiện phép tính
Tính giá trị các phép trừ trong phạm vi 10
– Dạng 2: Biểu diễn phép tính cho các hình vẽ.
+ Đếm số lượng đồ vật có trong mỗi hình: Số vật ban đầu, số vật được thêm vào hoặc bớt đi.
+ Viết các số và phép tính tương ứng, nếu vật được thêm vào thì thường dùng phép cộng; ngược lại, vật bị bớt đi thì thường hay dùng phép tính trừ.
– Dạng 3: Điền yếu tố còn thiếu trong phép tính.
Nhẩm lại phép cộng đã học và phép trừ các số trong phạm vi 10 rồi điền số hoặc dấu còn thiếu vào chỗ trống.
– Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức có chứa 2 hoặc nhiều phép tính.
Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép toán cộng và trừ, em thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải luyện tập câu 1 trang 106 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
a)
2 + 1 = 3 | 3 + 6 = 9 | 4 + 5 = 9 |
5 + 2 = 7 | 8 + 0 = 8 | 2 + 7 = 9 |
b)
3 – 1 = 2 | 9 – 6 = 3 | 10 – 4 = 6 |
4 – 2 = 2 | 8 – 0 = 8 | 6 – 3 = 3 |
Bài số 2: Giải luyện tập câu 2 trang 106 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
a)
b)
Bài số 3: Giải luyện tập câu 3 trang 107 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
Ta có:
10 – 6 = 4 | 2 + 4 = 6 | 3 + 2 = 5 | 7 – 4 = 3 |
8 – 2 = 6 | 5 – 0 = 5 | 4 + 1 = 5 |
Bài số 4: Giải luyện tập câu 4 trang 107 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
Ta có:
7 + 2 = 9 | 2 + 7 = 9 | 9 – 7 = 2 | 9 – 2 = 7 |
Bài số 5: Giải luyện tập câu 1 trang 108 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
2 + 3 = 5 | 10 – 8 = 2 | 6 – 1 = 5 | 4 + 2 = 6 |
5 + 0 = 5 | 9 – 3 = 6 | 3 – 0 = 3 |
Bài số 6: Giải luyện tập câu 2 trang 108 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
Ta có: 7 bóng đèn, 3 chiếc bóng đèn bị hỏng. Vậy ta có phép trừ 7 – 3 = 4
Bài số 7: Giải luyện tập câu 3 trang 108 SGK Toán 1 tập 1
Đáp án:
Ta có: 4 bạn đang nhảy dây, có thêm 2 bạn đi tới. Vậy ta có phép cộng 4 + 2 = 6.