Nội dung chính Bài 18: Tấm gương tự học – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:
Tạ Quang Bửu là một tấm gương tiêu biểu về niềm đam mê và tinh thần ham học hỏi. Mỗi học sinh cần noi gương và học tập từ những thế hệ đi trước, không ngừng rèn luyện và nỗ lực để phấn đấu vươn lên.
1. Đọc
Câu 1: Lời nhận xét dưới đây cho em hiểu điều gì về giáo sư Tạ Quang Bửu?
Trả lời:
Lời nhận xét cho thấy Tạ Quang Bửu là một người có nhân cách cao cả và tài năng to lớn, vượt bậc, tạo ra những đóng góp to lớn cho đời sống và đất nước.
Ông là người có nhân cách và tài năng mà không được người đời công nhận, tôn vinh từ khi ông còn sống và cống hiến.
Sự ra đi của ông là một mất mát vô cùng to lớn cho đất nước ta.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?
Trả lời:
Đoạn văn thứ nhất giới thiệu về gia cảnh, xuất thân, tài năng, công việc và thành tựu của Tạ Quang Bửu.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê?
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê:
- Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu.
- Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối.
- Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.
Câu 3: Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài?
Trả lời:
Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài vì ông có khả năng dùng, đọc hiểu, dịch trôi chảy các tài liệu quân sự, thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài; soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh giúp Bác Hồ.
Câu 4: Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện qua việc: Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Ngoài ra ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,…
Câu 5: Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận thế nào?
Trả lời:
Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận ở Việt Nam ta: Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”; Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,…
Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Dựa vào gợi ý, tìm nghĩa cho mỗi từ dưới đây:
- Chương trình học tập chính thức, bắt buộc.
- Người chuyên hoạt động chính trị, khá nổi tiếng.
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Trả lời:
Dựa vào gợi ý, em tìm được nghĩa cho mỗi từ dưới là:
– chính khách: Người chuyên hoạt động chính trị, khá nổi tiếng.
– chính phủ: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
– chính khoá: Chương trình học tập chính thức, bắt buộc.
Câu 2: Chọn các từ ở bài tập 1 để hoàn thiện các câu dưới đây:
Trả lời:
a) Nhiều chính khách quốc tế đã có mặt tại hội nghị này.
b) Chính phủ các nước phải đảm bảo mọi quyền lợi cho trẻ em.
c) Một số hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức ngoài giờ học chính khoá.
2. Viết
Câu 1: Chuẩn bị.
– Em chọn nhân vật trong cuốn sách nào để giới thiệu? Tác giả cuốn sách đó là ai?
– Nhân vật đó có tên là gì?
– Em muốn giới thiệu điều gì về nhân vật?
Trả lời:
– Em chọn nhân vật trong cuốn sách Cây khế, là truyện dân gian của Việt Nam.
– Nhân vật trong truyện gồm có hai anh em mồ côi cha mẹ sớm.
– Em muốn giới thiệu tính cách của hai anh em: người anh bản tính tham lam ích kỉ, người em hiền lành, chất phác, biết nhường nhịn và bài học để lại từ tính cách của họ.
Câu 2: Tìm ý.
Trả lời:
– Mở đầu:
+ Giới thiệu tên cuốn sách: Cây khế, là truyện dân gian Việt Nam, truyện nói về hai anh em cùng sống trong một nhà có tính cách trái ngược nhau hoàn toàn.
+ Câu truyện cho em bài học đáng quý về cách sống và yêu thương những người xung quanh mình.
– Triển khai:
+ Đặc điểm nhân vật người em: hiền lành, chất phác, luôn biết nhường nhịn; Tài sản người em thừa kế được chỉ có một túp lều lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt mà không hề ca thán; Hai vợ chồng bị chim lạ đến ăn khế, nghe chim dặn mang túi ba gang đựng vàng kì lạ nhưng cũng làm theo, chỉ lấy đủ số vàng như chim nói và sống cuộc đời sung túc, thương dân nghèo.
+ Đặc điểm nhân vật người anh: tham lam, ích kỉ; Người anh chia tài sản bố mẹ đều lấy hết tất cả nhà cửa ruộng vườn; Nghe tin người em giàu có nhờ cây khế, người anh gạ đổi tới sống và giả nghèo khổ lừa chim thần; Người anh may túi 12 gang, nhét nhiều vàng, vì nặng quá chim nghiêng mình để rơi người anh và vàng xuống biển.
– Kết thúc:
+ Câu chuyện là bài học độc đáo, thú vị và ý nghĩa về hình ảnh người em. Dặn người đọc phải biết yêu thương đùm bọc anh em trong nhà, chăm chỉ lao động, không nên quá tham lam và phải biết ơn người đã giúp mình.
Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa.
Trả lời:
Em đọc các ý đã chuẩn bị cho bạn nghe và góp ý, chỉnh sửa.
3. Đọc mở rộng
Câu 1: Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.
Trả lời:
Em đọc các câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh như trong gợi ý của sách giáo khoa hoặc tìm đọc thêm câu chuyện “Người thầy đầu tiên của bố tôi” (Theo A-mi-xi).
Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.
Câu 3: Dựa vào những ghi chép trong phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đã đọc.
Trả lời:
Em trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện đã đọc như trong phiếu đọc sách đã hoàn thành.
* Vận dụng
Giới thiệu với bạn hoặc người thân về một người mà em khâm phục, ngưỡng mộ (có thể là một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc).
Trả lời:
Em giới thiệu với bạn hoặc người thân về một người mà em khâm phục, ngưỡng mộ: Em khâm phục và ngưỡng mộ Bác Hồ Chí Minh. Bác là người tiên phong đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước và trở về lãnh đạo dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm. Bác sinh ra trong một gia đình ở Nghệ An có lòng yêu nước nồng nàn.
Từ một con người bình thường, với sự dũng cảm, thông minh và quyết tâm, Bác đã trở thành lãnh tụ của cả dân tộc, lập nên Việt Nam như ngày nay. Bác được tôn vinh và sống mãi cùng dân tộc Việt: Lăng viếng Bác, hình ảnh Bác trên các tờ tiền giấy, ảnh Bác tại các phòng họp, cạnh lá quốc kì; 5 điều Bác dạy tại các lớp học;… Em thật sự ngưỡng mộ Bác của chúng ta.