Bài 19: Thanh âm của núi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 19: Thanh âm của núi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 19: Thanh âm của núi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản kể về tiếng khèn của người Mông là một di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn. Khèn Mông được làm từ gỗ một cách tinh xảo và tỉ mỉ.

Âm thanh của khèn đã trở thành một phần không thể tách rời với người Mông, đã được coi là một kho báu văn hóa được truyền lại qua các thế hệ.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như “khèn, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn đá,…

G: Em có thể nói về hình dáng, cấu tạo, cách chơi,… nhạc cụ đó.

Gợi ý trả lời:

– Đàn đá là nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người.

– Hình dáng, cấu tạo: Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.

Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 19: Thanh âm của núi 1Câu 2: Đọc Bài 19: Thanh âm của núi 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

Gợi ý trả lời:

Đến Tây Bắc, du khách được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng… Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất.

Câu 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.

– Vật liệu làm khèn

– Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn.

Gợi ý trả lời:

– Vật liệu làm khèn: gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau

– Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn:

  • Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ họp.
  • Sáu ống trúc được xếp khéo léo, song song trên thân khèn giống như dòng nước đang trôi.

Câu 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

Gợi ý trả lời:

Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông vì:

– Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ.

– Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về.

Tiếng khèn hiện hữu, đồng hành với người Mông trong mọi khoảnh khắc cuộc sống

Câu 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

Gợi ý trả lời:

Đoạn cuối bài đọc muốn nói những nghệ nhân thổi kèn vẫn đang miệt mài lưu giữ bản sắc văn hóa.

Họ thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên và tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất nơi đây để lan tỏa vẻ đẹp này không chỉ ngày hôm nay mà còn mãi về sau.

Câu 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. Tìm câu trả lời đúng.

  1. Nét đặc sắc của văn hoá các vùng miền trường tồn cùng thời gian.
  2. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.
  3. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.
  4. Du khách rất thích đến Tây Bắc – mảnh đất có những nét văn hoá đặc sắc.

Gợi ý trả lời:

Chọn đáp án C. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.

2. Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ

Câu 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.

Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1 Luyện từ và câu 1

Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1 Luyện từ và câu 2

Gợi ý trả lời:

a)

Câu Sự vật được nhân hóa Cách nhân hóa
a chim rừng – Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người (rủ nhau về) để tả.
cào cào – Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người (giã gạo) để tả.
hạt – Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người (níu, nhờ).
gió – Gọi hiện tượng tự nhiên bằng từ ngữ chỉ người (chị gió).

– Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người (mách tin, đến từng ngõ từng nhà) để tả.

b rặng phi lao – Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người (vật vã, chao đảo, không chịu gục, vi vu reo hát chào Ly) để tả.
c chích chòe – Gọi con vật bằng từ ngữ chỉ người (thím chích chòe).

– Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người (nhanh nhảu) để tả.

khướu – Gọi con vật bằng từ ngữ chỉ người (chú khướu).

– Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người (lắm điều) để tả.

chào mào – Gọi con vật bằng từ ngữ chỉ người (anh chào mào).

– Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người (đỏm dáng) để tả.

cu gáy – Gọi con vật bằng từ ngữ chỉ người (bác cu gáy).

– Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người (trầm ngâm) để tả.

Câu 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.

Câu 2 trang 88 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Em thích hình ảnh: Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

– Tác dụng của hình ảnh đó là:

+ Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động: bắp ngô được nhân hóa là “ông” trở nên sinh động, ngộ nghĩnh và thật gần gũi với mỗi gia đình. Ngoài ra, râu bắp ngô còn được so sánh “hồng như tơ” khiến câu thơ ví von giàu hình ảnh.

+ Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và yêu cuộc sống của tác giả.

Câu 3: Đặt 2 – 3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

Gợi ý trả lời:

– Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời. Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.

Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời.

– Ông mặt trời tỏa ánh nắng vàng ấm áp, sưởi ấm mặt đất sau chuỗi ngày mưa dầm dề.

– Anh mưa rào thật ham chơi, vừa mới đến có mười phút đã vội vàng đi ngay.

– Giọt mưa nghịch ngợm nhảy xuống mặt hồ, hù dọa những chú cá nhỏ nhát gan đang bơi sát mặt nước.

– Bác sấm rất thích dọa mấy chú gà con, nên vừa nghe tiếng bác là mấy nhóc gà con liền hoảng sợ bỏ chạy.

3. Viết

 viết bài 19: thanh âm của núi tiếng việt lớp 4 tập 1

Câu 1: Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Câu 2: Đọc soát đoạn văn.

Câu 2 trang 88 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1

Câu 3: Sửa lỗi đoạn văn (nếu có).

* Vận dụng

Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn em viết.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024