Bài 2: Làm anh Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 2: Làm anh Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 2: Làm anh” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát tranh

Câu 1 trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Em thử đoán xem:

  1. Người em nói gì với anh?
  2. Người anh nói gì với em?
  3. Tình cảm của người anh đối với em như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a)

Người em nói với người anh là:

  • Anh đang chơi gì thế ạ? Anh có thể cho em chơi với được không ạ?
  • Anh ơi! Anh cho em chơi chung với ạ?
  • Anh ơi, anh đang chơi cái gì thế? Anh cho em chơi chung với được không?

b)

Người anh nói với người em là:

  • Anh đang chơi tàu hỏa. Em lại đây chơi với anh này.
  • Anh đang chơi tàu hỏa, em lại chơi chung với anh cho vui.
  • Được chứ, em lại đây chơi với anh nào.

c)

Tình cảm của người anh đối với em là: rất yêu thương, nhường nhịn.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng bánh, đẹp, vui

Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

– Tiếng cùng vần với tiếng bánh là: cánh (đôi cánh), chanh (quả chanh), canh (tô canh), lạnh (gió lạnh), thanh (âm thanh), xanh (màu xanh), mạnh (mạnh khỏe), nhanh (nhanh nhẹn), thành (thành phố), tranh (bức tranh),…

– Tiếng cùng vần với tiếng đẹp là: kẹp (kẹp tóc), dép (đôi dép), tép (con tép), xẹp (xẹp lép), chép (cá chép), ghép (ghép đôi), nhép (hát nhép), hẹp (ngõ hẹp), khép (khép cửa),…

– Tiếng cùng vần với tiếng vui là: núi (ngọn núi), chui (chui rúc), túi (túi xách), cúi (cúi chào), búi (búi tóc), xui (xui xẻo), bụi (bụi bẩn), lùi (đi lùi),…

Câu 4: Trả lời câu hỏi

  1. Làm anh thì cần làm những gì cho em?
  2. Theo em, làm anh dễ hay khó?
  3. Em thích làm anh hay làm em? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Làm anh thì cần làm cho em những việc sau:

a)

  • Khi em khóc thì dỗ em.
  • Khi em ngã thì nâng em dậy.
  • Khi có bánh thì cho em phần hơn (lớn hơn, nhiều hơn).
  • Khi có đồ chơi thì nhường em đồ chơi đẹp.

b)

  • Theo em, làm anh rất dễ.
  • Theo em, làm anh thật khó.
  • Theo em, làm anh không dễ cũng không quá khó.

c)

  • Em thích được làm anh. Vì khi làm anh, em sẽ được che chở, chăm sóc, bảo vệ cho em nhỏ của mình.
  • Em thích được làm em. Vì khi làm em thì em sẽ được anh, chị che chở, để dành đồ ăn ngon và nhường đồ chơi đẹp cho.

Câu 5: Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối

(3) Mẹ cho quà bánh

Chia em phần hơn

Có đồ chơi đẹp

Cũng nhường em luôn.

 

(4) Làm anh thật khó

Nhưng mà thật vui

Ai yêu em bé

Thì làm được thôi.

Câu 6: Kể về anh, chị hoặc em của em

Câu 6 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

– Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập:

  • Em có anh/chị hay em trai/em gái?
  • Năm nay, anh/chị/em của em bao nhiêu tuổi?
  • Anh/chị/em của em đã đi học chưa? Nếu đã đi học thì đang học ở lớp nào, trường nào?
  • Sở thích của anh/chị/em của em là gì? (món ăn yêu thích, trò chơi yêu thích, hoạt động yêu thích…)
  • Em thường làm gì cùng với anh/chị/em của mình? Lúc đó em cảm thấy như thế nào?
  • Có khi nào anh/chị/em của em làm em buồn hay khó chịu không?
  • Tình cảm của em dành cho anh/chị/em của mình?

– Mẫu:

Em có một em gái năm nay 8 tuổi. Em gái em đang học lớp 3 tại trường Tiểu học Hoa Mai. Em rất thích làm toán và chơi nấu ăn. Hai chị em thường chơi nấu ăn cùng nhau. Em cảm thấy rất vui khi được ở bên em gái. Nhưng đôi khi em gái hay tranh đồ chơi. Dù vậy em luôn yêu thương và quan tâm đến em ấy rất nhiều.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức…

22/11/2024

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024