Bài 2: Lời chào đi trước Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 2: Lời chào đi trước Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 2: Lời chào đi trước” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát tranh

Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

  1. Hai người trong tranh đang làm gì?
  2. Em thường chào những ai? Em chào như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a) Hai người trong tranh đang chào hỏi nhau.

b) Em thường chào những người lớn tuổi hơn mà mình quen biết (thầy cô, bố mẹ, ông bà, anh chị, hàng xóm…) và cả bạn bè.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau

Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Những tiếng cùng vần với nhau: ngày – tay, nào – bao, nhà – xa.

Câu 4: Trả lời câu hỏi

  1. Lời chào được so sánh với những gì? (Em hãy chọn 3 trong 4 sự vật sau: bông hoa, cơn gió, ngôi nhà, bàn tay)
  2. Em học được gì từ bài thơ này?

Hướng dẫn trả lời:

a) Lời chào được so sánh với cơn gió, bông hoa, bàn tay.

b) Từ bài thơ em học: nên chào hỏi lễ phép khi gặp mọi người.

Câu 5: Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu

Đi đến nơi nào

    Lời chào đi trước

       Lời chào dẫn bước

      Chẳng sợ lạc nhà.

     Lời chào kết bạn

       Con đường bớt xa

   Lời chào là hoa

Nở từ lòng tốt.

Câu 6: Hát một bài hát về lời chào hỏi

Câu 6 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể tham khảo một số bài hát như: Lời chào buổi sáng, Tiếng chào theo em, Lễ phép, Lời chào của em,…

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bạn có từng phân vân giữa đột xuất hay đột suất khi viết hay nói chuyện hằng ngày? Đây là một trong những lỗi chính tả phổ biến mà nhiều…

01/04/2025

Trong tiếng Việt, có nhiều cặp từ dễ gây nhầm lẫn do cách phát âm vùng miền. Một trong số đó là trông con hay chông con. Bài viết này…

31/03/2025

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai từ “trấn an” và “chấn an”, khiến việc sử dụng sai chính tả không ít lần xảy ra. Bài viết này sẽ giúp…

28/03/2025