Bài 2: Mùa nước nổi – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 2: Mùa nước nổi – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 2: Mùa nước nổi – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.

1. Đọc

Câu 1: Bức tranh vẽ cảnh gì?

Câu hỏi trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

Người ta gọi mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hòa, mỗi ngày dâng lên một ít.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 2: Mùa nước nổi 1 trang 12 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thứcCâu 2: Đọc Bài 2: Mùa nước nổi 2 trang 12 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?

Trả lời:

Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên rất hiền hòa.

Câu 2: Cảnh vật trong mùa nước nổi thể nào?

– Sông, nước

– Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ

– Cá

Trả lời:

Trong mùa nước nổi: 

– Nước dâng cao, nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước sông Cửu Long. 

– Vườn tược, cây cỏ được bồi đắp phù sa. 

– Cá ròng ròng bơi thành từng đàn, theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. 

Câu 3: Vì sao mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp?

Trả lời:

Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được. 

Câu 4: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

Trả lời:

Em thích nhất là hình ảnh lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp. Cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Từ nào chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc?

Câu 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

Từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc là: dầm dề, sướt mướt.

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ tả mưa:

M: ào ào

Trả lời:

Từ ngữ tả mưa: tí tách, lộp bộp, rào rào, tuôn như thác, tuôn xối xả,…

2. Viết

Câu 1: Nghe – viết: Mùa nước nổi (từ Đồng ruộng đến đồng sâu)

Câu 2: Tìm tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.

Câu 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Phần Viết

Trả lời:

Điền tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k như sau:

– Cầu/ cây cầu.

– Cá/ con cá.

– Kiến/ con kiến.

Câu 3: Chọn a hoặc b.

Câu 3 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Phần Viết

Trả lời:

a)

  • cây tre  –  chải tóc  –  quả chanh
  • che mưa  –  trải nghiệm  – bức tranh

b)

– Từ ngữ có tiếng chứa ac: bác sĩ, thác nước, tóc bạc, băng gạc, con hạc, xơ xác, thùng rác,…

–Từ ngữ có tiếng chứa at: bãi cát, cảnh sát, bát ngát, vạt áo, mát mẻ, đắng chát, khát nước,…

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Nói tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Bắc.

Câu 1 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

– Tranh 1: Mùa xuân

  • Trời rét vừa, se lạnh, bầu trời trong vắt, nắng ấm nhè nhẹ, thỉnh thoảng có mưa phùn rải rác.
  • Muôn hoa đua nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, người người phấn khởi, háo hức đón xuân sang.

– Tranh 2: Mùa hạ (mùa hè)

  • Thời tiết trở nên nóng bức, nhiệt độ cao, ánh nắng chói chang và gay gắt, bầu trời cao và xanh hơn, thường xuất hiện mưa rào.
  • Cây cối tươi tốt, xanh um, đua nhau kết trái, có nhiều loại quả tươi ngon.

– Tranh 3: Mùa thu

  • Thời tiết trở nên dễ chịu hơn, mát mẻ hơn, ánh nắng bớt gay gắt so với mùa hè, bầu trời nhiều mây hơn, buổi sáng và đêm cảm thấy se lạnh.
  • Lá cây dần chuyển vàng, đỏ và lác đác rụng dần về cội.

– Tranh 4: Mùa đông

  • Trời trở nên rét buốt, bầu trời xám xịt, âm u, không khí lạnh lẽo và khô hanh, thường có những ngày mưa dầm dề.
  • Cây cối trơ trọi vì lá đã rụng hết, riêng một số loài cây vẫn xanh tươi, thời gian ban đêm kéo dài.

Câu 2: Nói tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Nam.

Câu 2 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

– Tranh 1: Cảnh mùa mưa, tranh vẽ cây cối tươi tốt trong mưa.

  • Mùa này có mưa nhiều, mát mẻ, mưa rất nhanh và đi cũng rất nhanh, vừa mưa đã nắng; đôi khi có mưa rả rích kéo dài cả ngày,…
  • Cây cối tươi tốt, mơn mởn,…

– Tranh 2: Cảnh mùa khô.

  • Đất đai nứt nẻ vì khô hạn, thiếu nước.
  • Nắng nhiều, ban ngày trời nóng, mưa rất ít.

Câu 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

Câu 3 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

– Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh?

– Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh.

– Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào?

– Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô.

– Sau cơn mưa, cây cối như thế nào?

– Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Quan sát các hình dưới đây:

Câu 1 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

  1. Kể tên các đồ vật trong hình.
  2. Chọn 1 – 2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm công dụng của chúng.

Trả lời:

a) Các đồ vật trong hình là: nón, ô (dù), mũ, khăn, áo mưa, quạt điện, quạt giấy. 

b)

Đồ vật Đặc điểm Công dụng
Nón lá hình chóp, có màu trắng, được làm từ lá và khung là nan tre che nắng, che mưa
Ô (dù) tay cầm dài, phần đuôi có hình dấu hỏi, phần ô xòe ra như cái tán hình tròn màu xanh dương che nắng, che mưa
màu nâu, có họa tiết bông tuyết màu trắng, được đan bằng len giữ ấm phần đầu vào thời tiết lạnh
Khăn màu đỏ, đan bằng len, dài, có thể quấn quanh cổ giữ ấm phần cổ
Áo mưa có phần mũ, vạt áo dài đến chân, chống thấm nước giữ cơ thể khô ráo khi di chuyển dưới trời mưa
Quạt điện chạy bằng điện, gồm ba cánh quạt trong lồng, phần chân với các nút bấm tạo ra gió mát, xua tan sự nóng nực
Quạt giấy gồm các nan tre và phần cánh quạt làm bằng giấy, có thể mở ra gấp vào quạt mát

Câu 2: Viết 3 – 5 câu tả đồ vật em cần dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.

Câu 2 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

– Mẫu 1:

Nón lá là một loại đồ vật quen thuộc dùng để tránh nắng, tránh mưa. Nón lá được làm từ lá cọ, hình dáng giống như một chiếc nón úp ngược với khung tre chắc chắn.

Khi đội lên, nón che gương mặt khỏi những tia nắng gay gắt và những cơn mưa nhỏ. Nón lá rất nhẹ, dễ mang theo và là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Em rất thích chiếc nón lá và luôn dùng nó khi ra đường.

– Mẫu 2:

Áo mưa là một loại đồ vật cần thiết để tránh mưa. Áo mưa được làm từ chất liệu nhựa chống nước, có thiết kế với mũ trùm đầu và tay áo dài giúp che kín cơ thể.

Mỗi khi trời đổ mưa, em chỉ cần khoác áo mưa lên là có thể thoải mái di chuyển mà không lo bị ướt. Áo mưa dễ gấp gọn và cất trong cặp sách. Em luôn gấp áo mưa cẩn thận sau mỗi lần sử dụng để giữ nó được bền.

4. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc một câu chuyện, bài thơ viết về các mùa trong năm.

Trả lời:

Các em có thể tìm đọc một số bài thơ như:

  • Dàn hợp xướng mùa hè (Nguyễn Lãm Thắng)
  • Mùa xuân, mùa hè (Trần Đăng Khoa)
  • Mùa thu đến (Kim Chuông)
  • Hoa cúc vàng (Nguyễn Văn Chương)

Câu 2: Chia sẻ với các bạn điều em thích nhất trong câu chuyện, bài thơ đã đọc.

Câu 2 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Đọc mở rộng

Trả lời:

– Mẫu 1:

+ Tên bài thơ: Mùa thu của em

+ Điều em thích nhất trong bài thơ: các gam màu và mùi hương đặc trưng của thiên nhiên mùa thu được nhà thơ khắc họa lại, đó là sắc vàng của hoa cúc và mùi hương của cốm mới được gói trong lá sen.

– Mẫu 2:

+ Tên bài thơ: Mùa xuân, mùa hè (Trần Đăng Khoa)

+ Điều em thích nhất trong bài thơ trên là khung cảnh mùa xuân, mùa hè rất đẹp với rất nhiều những con vật khác nhau, không khí vui vẻ, náo nhiệt,…

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 7: Mặt trời xanh của tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024