Có rất nhiều việc các em đã làm được và chưa làm được từ ngày hôm qua. Thời gian đã trôi qua thì không thể quay lại.
Nhưng để tận dụng thời gian tốt hơn, mọi người và mọi vật đều phải cố gắng làm việc mỗi ngày.
Một bạn nhỏ đã đặt một câu hỏi rất ngộ nghĩnh với bố: “Ngày hôm qua đâu rồi?”
Hãy cùng kienthuctieuhoc.com đọc và tìm hiểu Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi để tìm được câu trả lời thú vị nhé.
1. Đọc
* Khởi động: Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua
Trả lời:
Ngày hôm qua em đã: học bài, giúp mẹ trông em, quét nhà, tưới hoa, bê đồ giúp bố,…
* Đọc
❓ Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì?
Trả lời: Bạn nhỏ đã hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi.
Câu 2: Theo lời bố, ngày hôm qua ở những đâu?
Trả lời:
Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trên cành hoa trong vườn, nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em.
Câu 3: Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày hôm qua vẫn còn” ?
Trả lời:
Bố đã dặn bạn nhỏ học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Dựa vào tranh minh họa bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật
Mẫu – mẹ, cánh đồng
Trả lời:
– Từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bạn nhỏ.
– Từ ngữ chỉ vật: cánh đồng, tờ lịch, lúa, sách vở, bông hồng,…
Câu 2: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1
Mẫu – Cánh đồng rộng mênh mông
Trả lời:
– Bạn nhỏ học hành chăm chỉ.
– Hoa hồng tỏa hương dịu ngọt.
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết: Ngày hôm qua đâu rồi? (2 khổ thơ cuối)
Câu 2: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc bảng chữ cái.
Số thứ tự | Chữ cái | Tên chữ cái |
1 | a | a |
2 | ă | á |
3 | ớ | |
4 | b | bê |
5 | xê | |
6 | dê | |
7 | đ | đê |
8 | e | |
9 | ê | ê |
Trả lời:
Số thứ tự | Chữ cái | Tên chữ cái |
1 | a | a |
2 | ă | á |
3 | â | ớ |
4 | b | bê |
5 | c | xê |
6 | d | dê |
7 | đ | đê |
8 | e | e |
9 | ê | ê |
Câu 3:
Trả lời:
Sắp xếp các chữ cái đã cho theo thứ tự bảng chữ cái: a, b, c, d, đ, ê.
3. Luyện tập
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nhìn tranh, tìm từ ngữ
a. Chỉ sự vật:
– Chỉ người
– Chỉ vật
b. Chỉ hoạt động: đi học,…
Trả lời:
Các từ ngữ:
a. Chỉ sự vật:
– Chỉ người: học sinh, cô giáo, giáo viên, bé trai, bé gái, bác sĩ
– Chỉ vật: khăn mặt, áo quần, mũ, cặp sách, bảng
b. Chỉ hoạt động: đi học, giảng bài, dạy học, chải tóc
Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu
Trả lời:
Sau khi kết hợp từ ngữ ở cột A với cột B, tạo được các câu sau:
Bạn Hà – là học sinh lớp 2A
Bố em – là bác sĩ
Trường em – là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Câu 3: Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2
Trả lời:
– Chị Hạnh là học sinh lớp 2B.
– Bố của em là công nhân nhà máy may.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a. Bình và Khang gặp và chào nhau ở đâu?
b. Khang đã giới thiệu những gì về mình?
Trả lời:
a. Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở sân bóng.
b. Khang giới thiệu tên, lớp mình học (2C) và sở thích của bạn ấy (đá bóng).
Câu 2: Viết 2 – 3 câu tự giới thiệu về bản thân
Gợi ý (G):
- Họ và tên của em là gì?
- Em học lớp nào, trường nào?
- Sở thích của em là gì?
Trả lời:
Mẫu 1: Tôi tên là Bùi Minh Kiên, học sinh lớp 2A, Trường Tiểu học Hoa Trạng Nguyên. Tôi thích học môn Toán và môn Tiếng Việt.
Mẫu 2: Tên của mình là Nguyễn Trà My. Mình là học sinh lớp 2B trường Tiểu học Kim Đồng. Mình có rất nhiều sở thích như đọc truyện tranh, đá cầu lông, đi tắm biển,…