Bài 2: Về thăm quê – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 2: Về thăm quê – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 2: Về thăm quê – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Hỏi – đáp về những việc em đã làm cùng người thân trong kì nghỉ hè.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

  • Hỏi: Cậu đã làm gì với bố mẹ trong kì nghỉ hè thế?
  • Đáp: Tớ đã cùng bố mẹ về quê thăm ông bà và đi tham quan động Phong Nha – Kẻ Bàng.

– Mẫu 2:

  • Hỏi: Kì nghỉ hè vừa rồi, cậu đã làm gì ở quê với ông bà vậy?
  • Đáp: Tớ đã cùng ông ra vườn trồng cây và hái trái chín. Cùng bà đi chợ phiên mua đồ. Cùng ông bà ngắm trăng và nghe kể chuyện cổ tích. Tớ còn học được cách làm chong chóng từ những mảnh giấy và thanh tre đấy!

– Mẫu 3:

  • Hỏi: Hè vừa rồi cậu đã làm những gì cùng người thân?
  • Đáp: Tớ được về quê thăm ông bà. Mình được cùng ông ra đồng mỗi buổi sáng và được nghe bà kể chuyện trước khi đi ngủ. Còn cậu?

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 2: Về thăm quê

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ thích nhất được theo mẹ về quê khi nghỉ hè.

Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?

Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?

Gợi ý trả lời:

Những câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất yêu và thương bà của mình.

Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

Gợi ý trả lời:

Những việc làm của bà nói lên tình yêu thương dành cho con cháu là: để dành quả cho cháu về ra hái, quạt cho cháu mát, kể chuyện cho cháu nghe, …

Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?

* Học thuộc lòng 3 khổ thơ em thích.

Gợi ý trả lời:

Bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê vì bạn được về chơi với bà. Ở quê có vườn, có nhiều cây trái, được nghe bà kể chuyện, …

Tất cả đều bởi vì bạn nhỏ được ở cùng người bà yêu quý của mình.

2. Viết

Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â

Câu 1: Viết tên riêng: Đông Anh

Câu 2: Viết câu:

Ai về thăm huyện Đông Anh

Nhớ thăm giếng Ngọc, Loa thành tiên xây.

                                                                         (Ca dao)

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu).

Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu).

Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu). câu hỏi

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu). trả lời

Câu 2: Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu.

a) Câu giới thiệu

M: Các cô bác nông dân là những người làm ra lúa gạo.

b) Câu nêu hoạt động

M: Các cô bác nông dân đang gặt lúa.

Gợi ý trả lời:

a) Câu giới thiệu:

  • Các bé gái là con của bác nông dân đang gặt lúa.
  • Bé trai kia là người dẫn các chú trâu đi ăn cỏ.
  • Em nhỏ là một đứa trẻ ngoan.
  • Con trâu là người bạn của bác nông dân.
  • Con vịt là loài động vật vừa có thể chạy trên cạn, vừa có thể bơi dưới nước.
  • Chuồn chuồn là con bật thường được ví như chiếc máy dự báo các cơn mưa.

b) Câu nêu hoạt động:

  • Con trâu đang gặm cỏ ở đằng xa.
  • Bé gái mang nước ra đồng cho mẹ.
  • Bạn trai vừa cưỡi trâu vừa thả diều.
  • Đàn vịt đang bơi lội dưới con sông nhỏ.

Câu 3: Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó.

Câu 3: Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó.

Gợi ý trả lời:

Chim chóc – đua nhau hót trong vòm cây.

Bầy ong – bay đi tìm hoa.

Đàn cá – bơi dưới hồ nước.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: So sánh để tìm những điểm khác nhau giữa hai tin nhắn dưới đây:

a) Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn

b) Nội dung tin nhắn

c) Phương tiện thực hiện

Câu 1: So sánh để tìm những điểm khác nhau giữa hai tin nhắn dưới đây:

Gợi ý trả lời:

Câu 1: So sánh để tìm những điểm khác nhau giữa hai tin nhắn dưới đây trả lời

Câu 2: Em hãy soạn tin nhắn với một trong các tình huống sau:

a) Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.

b) Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.

Gợi ý trả lời:

a) Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.

→ Con chào mẹ ạ! Mẹ ơi, ngày mai con có tiết thủ công cắt dán nhưng giấy màu con đang bị hết. Lát đi làm về qua tiệm bách hóa mẹ mua giúp con giấy màu mẹ nhé. Con cảm ơn mẹ.

b) Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.

→ Hưng ơi, sáng mai cậu mang cho tớ mượn cuốn Cô nan tập 52 nhé. Tớ cảm ơn cậu nhiều.

4. Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … viết về những hoạt động yêu thích của trẻ em.

Ví dụ:

Vận dụng Bài 2: Về thăm quê

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 11: Chuyện bên cửa sổ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

23/11/2024

Luyện tập tổng hợp kiến thức Toán lớp 5 với Bài 18: Luyện tập chung. Hỗ trợ giải bài, nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

22/11/2024