Bài 2: Cánh đồng hoa – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 2: Cánh đồng hoa – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 2: Cánh đồng hoa – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Cánh đồng hoa truyền tải tình yêu dành cho thiên nhiên và môi trường.

Niềm tin và hy vọng về việc làm cho môi trường trở nên xanh tươi và đẹp hơn, giúp con người nâng cao ý thức, tinh thần vui vẻ đã trở thành hiện thực.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn: Em có thể làm gì để góp phần làm cho khu phố hay thôn xóm của em thêm sạch đẹp?

Trả lời:

Để góp phần làm cho khu phố hay thôn xóm của em thêm sạch đẹp, em có thể:

  • Nhổ cỏ dại ở ven đường, nhặt rác trên đường phố.
  • Nhắc nhở mọi người không xả rác bừa bãi.
  • Trồng các cây hoa, cây bóng mát dọc theo các con đường.
  • Tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây xanh ven đường đi trong thôn xóm, khu phố.
  • Không xả rác bừa bãi trên đường, nhặt và dọn dẹp rác nếu nhìn thấy.
  • Treo cờ đỏ sao vàng trước cổng nhà (vào những dịp quan trọng),…

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc bài 2 canshd dồng hoa 1

Câu 2: Đọc bài 2 canshd dồng hoa 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Các bạn nhỏ có những hoạt động vui chơi nào trên đồng cỏ đầu làng? Chuyện gì xảy ra ở đó?

Trả lời:

– Những hoạt động vui chơi trên đồng cỏ đầu làng của các bạn nhỏ là: Ja Ka vỗ trống, các bạn cùng múa hát tưng bừng

– Chuyện xảy ra ở đó gần đây là: trên đồng cỏ xuất hiện một bãi rác, bãi rác đó lớn dần lên từng ngày, bốc mùi khó chịu.

Câu 2: Khi thấy đồng cỏ có nguy cơ trở thành bãi rác, các bạn nhỏ lo buồn thế nào? Các bạn đã có ý tưởng gì?

Trả lời:

Khi thấy đồng cỏ có nguy cơ trở thành bãi rác, các bạn nhỏ lo buồn đồng cỏ sẽ thành bãi rác, không còn chỗ mà vui chơi.

Các bạn đã có ý tưởng: biến cánh đồng cỏ trở thành cánh đồng hoa, mọi người không nỡ lấy cánh đồng đẹp làm chỗ đổ rác.

Câu 3: Các bạn nhỏ đã thực hiện ý tưởng đã như thế nào và kết quả ra sao? Các bạn có cảm xúc gì trước thành quả đạt được?

Trả lời:

Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Họ hồ hởi cùng bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu; cây đâm chồi, nảy lộc, rồi nhú nở những bông hoa; hoa đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,…

Kết quả là không thấy ai đến đây đổ rác nữa. Trước thành quả đạt được, các bạn có cảm xúc: vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.

Câu 4: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý dưới đây:

Câu 4: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:

Em tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý:

Nhóm bạn nhỏ vui sướng cùng nhau chơi vui trên đồng cỏ. Bỗng một ngày, đồng cỏ xuất hiện một bãi rác bốc mùi. Các bạn nhỏ lo lắng đồng cỏ có nguy cơ trở thành bãi rác.

Chợt một bạn nhỏ nảy ra ý tưởng cải tạo đồng cỏ thành một đồng hoa. Ý tưởng độc đáo này được rất đông mọi người hưởng ứng, cùng nhau bắt tay vào cày xới, trồng các loài hoa đẹp.

Cuối cùng, đồng cỏ với những bông hoa khoe sắc, không còn ai có ý định vứt rác ra nữa. Các bạn lại cùng nhau reo hò đùa vui.

Câu 5: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?

Trả lời:

Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện: Sẽ luôn có những cách làm, biện pháp để khắc phục mọi vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Không thể dễ dàng bị khuất phục trước những thử thách, chướng ngại cản trở. 

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Xếp những từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp.

– Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng.

– Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!

– Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng.

– Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.

Câu 1: Xếp những từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

Xếp những từ in đậm vào nhóm thích hợp như sau:

– Động từ: vui chơi, hưởng ứng.

– Tính từ: tưng bừng, rộn ràng.

Câu 2: Tìm từ có thể thay thế từ in đậm trong mỗi câu ở bài tập 1.

Trả lời:

– Từ thay thế cho vui chơi: đùa vui, chạy nhảy, nô đùa.

– Từ thay thế cho hưởng ứng: đồng tình, ủng hộ, đồng thuận.

– Từ thay thế cho tưng bừng: phấn khởi, rộn ràng, vui tươi.

– Từ thay thế cho rộn ràng: náo nhiệt, vui tươi, hân hoan.

2. Viết: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (Tiếp theo)

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. bài 2 cánh đồng hoa

a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào?

b. Nhân vật đó dùng những từ ngữ nào để gọi mình và các nhân vật khác?

c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng.

  • A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.
  • B. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.
  • C. Chuột xù dự đoán được sự việc xảy ra tiếp theo.
  • D. Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.

d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?

d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?

Trả lời:

a) Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật: chuột xù.

b) Nhân vật chuột xù dùng những từ ngữ để gọi mình và các nhân vật khác:

– Từ để gọi mình (chuột xù): tôi, chúng tôi.

– Từ để gọi mèo nhép: cậu bạn thân, cậu ấy.

– Từ để gọi bác ngựa: bác.

c) Những từ ngữ in đậm thể hiện: A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.

d) So với cách kể chuyện trong bài văn trang 11, cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có những điểm khác:

+ Cách mở đầu câu chuyện: chào hỏi với người đọc và giới thiệu về bản thân như đang giao tiếp, nói chuyện với người đọc.

+ Cách kể lại các sự vật trong câu chuyện: nhiều cảm xúc của bản thân chuột xù (người kể), cách kể các sự vật có đan cài suy nghĩ của chuột xù, các dự đoán và kết luận cá nhân của chuột xù.

+ Cách kết thúc câu chuyện: châm biếm và mang tính cảm xúc, nhấn mạnh bài học dành cho mèo nhép.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện:

– Cần hiểu rõ nhân vật, câu chuyện kể theo lời nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng là gì?

– Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nhân vật, điều chỉnh giọng điệu, tình cảm tuỳ thuộc bối cánh tình huống trong truyện có.

– Bổ sung các yếu tố cảm xúc, tính từ trạng thái trước những tình huống truyện phù hợp.

– Có sự diễn đạt thoải mái, tự nhiên với các câu văn khi miêu tả, kể chuyện, không gò bó vào câu chuyện ban đầu.

ghi nhớ bài 2 cánh đồng hoa

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ.

Câu 1: Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ.

Trả lời:

Em đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ như gợi ý bên trên hoặc các câu chuyện khác như: Ông lão đánh cá và con cá vàng, Nhóc Ni-cô-lai: những chuyện chưa kể, Chú lính chì dũng cảm, Dế mèn phiêu lưu kí,…

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. bài 2 cánh đồng hoa

Trả lời:

Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Alice ở xứ sở thần tiên Tác giả: Lewis Carroll Ngày đọc: 09/07/2024
Nội dung chính của câu chuyện: Trong câu chuyện này, cô bé Alice bước vào một thế giới kỳ lạ và mơ mộng sau khi rơi vào một hố thần kỳ. Tại đây, cô gặp phải những nhân vật kỳ quái như Cheshire Cat, Mad Hatter, và Queen of Hearts.

Trong hành trình của mình, Alice trải qua nhiều cuộc phiêu lưu thú vị và gặp phải nhiều tình huống hài hước và đầy màu sắc. Câu chuyện không chỉ là một cuộc phiêu lưu mà còn là một cuộc hành trình tìm kiếm bản thân và hiểu biết về thế giới xung quanh.

Nhân vật em thích nhất: Alice
Chi tiết thú vị hoặc sự việc đáng nhớ: Khi chú thỏ trắng bảo cô bé chạy vào nhà để lấy chiếc găng tay. Nhưng trong lúc tìm găng tay, cô bé đã mở một chiếc hộp bánh quy có đề dòng chữ “hãy ăn tôi”. Không một chút đắn đo, Alice đưa những miếng bánh thơm ngon vào miệng ăn ngon lành. Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 3: Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

– Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật chính.

– Nêu điều thú vị về thế giới tuổi thơ được thể hiện trong câu chuyện.

– Chia sẻ những điều em học tập được về cách kể chuyện.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc. Ví dụ em tóm tắt câu chuyện Chú lính chì dũng cảm:

Câu chuyện về “Chú lính chì dũng cảm” nói về một chú lính chì nhỏ bé nhưng gan dạ. Trong cuộc chiến chống lại quái vật, chú lính chì đã thể hiện lòng dũng cảm và sẵn sàng đối mặt với những thách thức đáng sợ.

Bằng sự kiên nhẫn, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, chú lính chì đã chiến thắng quái vật và trở thành nguồn cảm hứng cho mọi người xung quanh.

Câu chuyện giáo dục về tầm quan trọng của lòng dũng cảm và đoàn kết trong cuộc sống.

* Vận dụng

Kể cho người thân nghe câu chuyện về thế giới tuổi thơ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Cùng người thân nhận xét về các nhân vật, sự việc trong câu chuyện.

Trả lời:

Em kể cho người thân nghe câu chuyện về thế giới tuổi thơ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Cùng người thân nhận xét về các nhân vật, sự việc trong câu chuyện.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 37: Ôn tập chung – tổng hợp kiến thức quan trọng về phép tính và hình học. Hướng dẫn học sinh củng cố, rèn luyện kỹ năng toán học lớp 4 dễ hiểu và hiệu quả.

14/11/2024

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh…

14/11/2024

Bài 36: Ôn tập đo lường Toán 4 giúp học sinh củng cố kiến thức về đo độ dài, khối lượng, dung tích. Phát triển kỹ năng tính toán thực tế hiệu quả.

13/11/2024