Bài 20: Bầu trời mùa thu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 20: Bầu trời mùa thu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 20: Bầu trời mùa thu – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Bài viết kể về việc thầy giáo giao cho các học sinh một nhiệm vụ, đó là suy nghĩ và chọn lựa những từ ngữ phù hợp để miêu tả bầu trời.

Mỗi học sinh đều có cách nhìn nhận và diễn đạt về bầu trời theo cách rất riêng, tạo nên sự đa dạng trong các câu văn. Các em đều nhiệt tình tưởng tượng và sáng tạo, nhờ đó mà hình ảnh bầu trời trong suy nghĩ của mỗi em trở nên sống động và đầy màu sắc.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn: Bầu trời đẹp nhất vào lúc nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Theo em, bầu trời đẹp nhất vào buổi đêm. Vì vào buổi đêm, bầu trời tối đen như mực, ánh trăng và những vì sao chiếu rọi nổi bật trên bầu trời tạo nên một khung cảnh rất đẹp mắt.

Thỉnh thoảng những đám mây trắng che đi mặt trăng khiến bầu trời như được phủ một lớp sương mỏng.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 20: Bầu trời mùa thu 1Câu 2: Đọc Bài 20: Bầu trời mùa thu 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì?

Gợi ý trả lời:

Thầy giáo giao cho các bạn học sinh nhiệm vụ suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời.

Câu 2: Em có nhận xét gì về cách tả bầu trời của các bạn nhỏ trong những câu văn dưới đây?

Câu 2 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa: ở đây bạn nhỏ đã miêu tả bầu trời với sắc màu xanh trong và nhiều ánh sáng.

Đây là cách nhân hóa hình ảnh bầu trời với hoạt động “rửa mặt” của con người để chỉ được hình ảnh bầu trời sáng và trong.

– Bầu trời dịu dàng: ở đây hình ảnh bầu trời tiếp tục được nhân hóa để miêu tả màu sắc của bầu trời vào thu thật nhẹ nhàng, những gam màu không chói rực và cũng không gay gắt như trời hè.

– Bầu trời buồn bã: ở đây là hình ảnh bầu trời tĩnh lặng trước các sự vật giống như con người trong cuộc sống.

Những đám mây xám là hình ảnh cho những dự cảm không lành hoặc là những lo âu, lo lắng buồn bã của bầu trời. Ngoài ra hình ảnh buồn bã ở đây còn mang nghĩa thông báo trời chuẩn bị có cơn mưa.

– Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.: ở đây là hình ảnh của bầu trời tĩnh lặng.

“Trầm ngâm” vốn là động từ chỉ trạng thái, cảm xúc của con người còn khi các bạn miêu tả như vậy thể hiện được cái nhìn sâu sắc và miêu tả được nỗi nhớ của trời khi vào thu không còn được nghe tiếng hót của bầy chim sơn ca.

– Bầu trời ghé sát mặt đất… Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào: vào thu, bầu trời thường lặng và dịu dàng mang sắc màu hồng mơ màng đan xen với chút ửng đỏ khác hẳn với trời xuân rạo rực sức sống, mọi vật ở mọi nơi đều kéo về trên bầu trời tự chung tiếng ca.

Câu 3: Trong bài có rất nhiều câu văn tả bầu trời, em thích câu văn nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em thích nhất là câu: “Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ, chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.”.

Vì vào thu, bầu trời thường lặng và dịu dàng mang sắc màu hồng mơ màng đan xen với chút ửng đỏ khác hẳn với trời xuân rạo rực sức sống, mọi vật ở mọi nơi đều kéo về trên bầu trời tự chung tiếng ca. Cho nên đây là một hình ảnh so sánh độc đáo, sinh động.

Câu 4: Theo em, vì sao hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau vì các bạn đã nhìn bầu trời bằng đôi mắt của mình và tả lại nó theo suy nghĩ của mình, dùng từ ngữ riêng của mình.

Chính vì thế mà có bạn miêu tả bầu trời buồn bã, có bạn lại miêu tả bầu trời dịu dàng, bạn lại cảm nhận được sự sống, hơi thở của bầu trời khi xuân đã qua.

Câu 5: Viết 1 – 2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em

Gợi ý trả lời:

– Bầu trời cao, trong xanh như một tấm thảm khổng lồ. Ông mặt trời từ từ vươn khỏi dãy núi để tưới tắm cho muôn loài những tia nắng vàng tươi, ấm áp.

– Bầu trời giống như một hồ nước treo lơ lửng phía trên cao.

– Bầu trời mùa hè như bãi cỏ màu xanh dương, chăn dắt những chú cừu mây trắng tròn núng nính.

– Bầu trời mùa xuân là sân chơi của những chú chim én, cho chúng thỏa thích chao liệng

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Câu văn nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá?

  1. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
  2. Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng.
  3. Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
  4. Bầu trời dịu dàng

Gợi ý trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 2: Đặt câu kể, tả về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Câu 2 trang 91 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Mây: Những đám mây trắng như những cô tiên đang lướt nhẹ nhàng trên bầu trời, đưa ánh mắt dịu dàng nhìn xuống trần gian.

– Gió: Cơn gió vui vẻ chạy khắp cánh đồng, nhẹ nhàng vuốt ve từng ngọn cỏ non và thủ thỉ những câu chuyện từ phương xa.

– Nắng: Những tia nắng tinh nghịch nhảy múa trên khắp mặt đất, như đang chơi trò đuổi bắt cùng với lá cây.

– Mưa: Cơn mưa rì rào hát khúc nhạc ru êm đềm, đưa đất trời vào một giấc ngủ an lành sau ngày dài oi ả.

– Bão: Cơn bão giận dữ gầm thét, quét qua muôn nơi, như thể đang nổi trận lôi đình với tất cả những gì cản đường nó.

2. Viết

TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

Câu 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Gợi ý trả lời:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi chép để sửa chữa.

Câu 2: Đọc nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn em viết.

– Đoạn văn có đủ mở đầu, triển khai, kết thúc không?

– Những điều em tưởng tượng có kết nối với câu chuyện không? Đoạn văn có mắc lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả không?

Gợi ý trả lời:

Em đọc nhận xét để biết ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn em viết và ghi chép để sửa chữa và rút kinh nghiệm dựa vào gợi ý.

Câu 3: Trao đổi với bạn để tìm cách sửa lỗi, khắc phục nhược điểm trong bài làm của mình. Viết lại câu văn em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.

Gợi ý trả lời:

Em trao đổi với bạn và viết lại hoàn chỉnh.

Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài làm được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.

Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Gợi ý trả lời:

Điều em muốn học tập:

– Cách viết mở đầu có sức cuốn hút.

– Cách viết kết bài gây bất ngờ hoặc có sức gợi mở.

– Những chi tiết tưởng tượng độc đáo, thú vị, có nhiều sáng tạo.

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc sách báo viết về các thông tin khoa học và công nghệ.

Câu 1 trang 92 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em đọc sách báo viết về các thông tin khoa học và công nghệ.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu

Câu 2 trang 92 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em tìm đọc sách báo và ghi vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Ví dụ:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo: Một trăm phát minh làm nên lịch sử Tác giả: Tracey Trurner, Andrea Mills, Clive Gifford Ngày đọc: 30/08/2024
Nội dung chính: Những phát minh đáng kinh ngạc và những câu chuyện đằng sau chúng. 100 phát minh làm nên lịch sử là toàn bộ những câu chuyện hậu trường về sự ra đời của các loại dụng cụ và thiết bị tuyệt vời nhất trên thế giới. Nếu không có bánh xe thì giờ chúng ta đang ở đâu? Ai đã phát minh ra bóng điện? Chiếc máy bay đầu tiên cất cánh khi nào?…
Kiến thức hoặc phát minh khoa học được nói tới: cung cấp những thông tin thú vị về sự ra đời của các loại dụng cụ và thiết bị hữu dụng như bóng điện, tivi, ô tô,…
Thông tin bổ ích đối với em: em biết được lịch sự, sự ra đời và cấu tạo của các phát minh.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 3: Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc.

Gợi ý trả lời:

Em trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc.

* Vận dụng

Chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 7: Mặt trời xanh của tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024