Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Kể về một hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối.

Gợi ý trả lời:

Các hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối:

– Cả nhà em sẽ cùng nhau ăn cơm, trò chuyện và kể về những điều đã xảy ra trong ngày.

– Sau bữa cơm, cả nhà em sẽ cùng nhau đi dạo ở công viên gần nhà, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ.

– Tối nào, nhà em cũng vừa cùng nhau xem tivi vừa ăn cơm và trò chuyện.

– Vào buổi tối, gia đình em sẽ thường cùng nhau uống trà, trò chuyện ở trước sân sau bữa tối.

– Tối nào bố cũng kể chuyện cho anh em em trước khi đi ngủ. Anh em em sẽ lựa chọn một cuốn truyện trong giá sách và bố sẽ là người kể câu chuyện đó.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ 1Câu 2: Đọc Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ?

Gợi ý trả lời:

Chi tiết cho thấy ba mẹ con Thư rất thích trò chuyện với nhau trước khi đi ngủ là: ba mẹ con rúc rích mãi không chán. Chỉ là đến giờ ngủ thì phải ngủ thôi.

Câu 2: Vì sao thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi?

Gợi ý trả lời:

Thời gian trò chuyện của ba mẹ con cứ được cộng thêm mãi vì ba mẹ con nối nhau kể chuyện của mình không dứt, câu chuyện của ai cũng rất vui và hấp dẫn.

Câu 3: Mẹ đã kể cho chị em Thư những chuyện gì?

Gợi ý trả lời:

Hôm thì mẹ kể cho chị em Thư về công việc của mẹ. Hôm thì mẹ kể về ngày mẹ còn bé cho hai chị em nghe.

Câu 4: Đóng vai Thư hoặc Hân nhắc lại những chuyện mình đã kể cho mẹ nghe.

Gợi ý trả lời:

– Đóng vai Thư kể chuyện mình đã kể cho mẹ nghe: Mẹ ơi! Hôm nay con còn được cô giáo mời lên bảng đọc bài nữa mẹ ạ. Cô khen con đọc hay này, lại diễn cảm nữa mẹ ơi. Xong đến giờ học toán, cô còn cho cả lớp con thử trí với mấy câu hỏi khó nữa. Con nghĩ mãi mà không ra được mẹ ạ!

– Đóng vai Hân: Tớ đã kể cho mẹ nghe về các bạn ở lớp mẫu giáo của mình, về những trò chơi mà tớ được cô dạy và cả những món quà chiều mà tớ ăn rồi nhưng cứ muốn ăn thêm nữa.

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

Sau khi đọc câu chuyện, em thấy ba mẹ con rất yêu thương nhau, thường chia sẻ những câu chuyện cho nhau nghe.

Em mong gia đình em cũng có những buổi trò chuyện thân thiết như vậy để cả nhà có thể hiểu nhau hơn.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ… về quê hương, đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1 trang 94 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách: Quê nội Nội dung chính: Viết về cuộc sống ở 1 làng quê ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tác giả: Võ Quảng Chi tiết thú vị: Đoạn miêu tả cảnh vượt thác.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Chia sẻ với bạn chi tiết thú vị về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong bài đã đọc.

Gợi ý trả lời:

Với nội dung mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng, “Quê nội” mô tả cuộc sống nơi làng quê qua những sinh hoạt thường ngày của nhân vật “tôi” – một đứa trẻ tên Cục sinh sống tại Hòa Phước và Cù Lao – một cậu bé trạc tuổi Cục, mới theo cha quay trở về.

Từ những công việc bình dị như làm cỗ mừng, thăm nhà thầy cúng, chăn trâu, nuôi tằm,… cho đến lớp học thêm của thầy Lê Hảo hay buổi dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng, đôi lúc Cục và Cù Lao đưa độc giả trở về những ngày ấu thơ nơi làng quê, đôi khi lại là từng giây phút khi nhân dân đồng tâm tham gia cách mạng.

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:

Câu 1 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gợi ý trả lời:

Các từ chỉ người thân trong đoạn văn là: bà nội, bà ngoại, chị em, em Đốm, em My, em Chấm, bà.

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.

Gợi ý trả lời:

– Từ ngữ chỉ những người thân bên nội: ông nội, bà nội, bố, chú, bác, cô, anh, chị, thím.

– Từ ngữ chỉ những người thân bên ngoại: ông ngoại, bà ngoại, mẹ, cậu, mợ, dì.

Câu 3: Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?

Câu 3 trang 95 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

Dấu hai chấm trong câu trên dùng để: b. Để báo hiệu phần giải thích.

Câu 4: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn dưới đây:

Câu 4 trang 95 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

Trong các câu trên, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó mang tính chất liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc.

a) Báo hiệu phần liệt kê

b) Báo hiệu phần giải thích

c) Báo hiệu phần liệt kê.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh.

Câu 1 trang 96 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Tranh 1:

  • Ngôi nhà trong tranh là nhà sàn
  • Ngôi nhà được xây bằng gỗ, tre, nứa,…
  • Xung quanh ngôi nhà là đồi núi trập trùng.
  • Đây là ngôi nhà của những người sống ở vùng núi.

– Tranh 2:

  • Ngôi nhà trong bức tranh là ngôi nhà cấp bốn ở vùng nông thôn.
  • Ngôi nhà được sơn tường màu vàng, mái ngói đỏ tươi.
  • Xung quanh ngôi nhà là cây cối, vườn tược.
  • Bức tranh về ngôi nhà này đem lại cho em cảm giác bình dị, yên bình.

– Tranh 3:

  • Ngôi nhà trong tranh là ngôi nhà ở thành phố
  • Ngôi nhà có những thiết bị hiện đại như tivi, điều hòa,…
  • Tường của ngôi nhà được sơn màu hồng.
  • Ngôi nhà này mang lại cho em cảm giác tiện nghi.

Câu 2: Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.

G:

a. Giới thiệu về ngôi nhà

– Nhà em ở đâu?

– Gia đình em ở đó từ khi nào?

b. Tả bao quát về ngôi nhà

– Hình dạng

– Cảnh vật xung quanh

c. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà

– Bên ngoài (mái, tường, vách, cửa sổ, cửa ra vào, …)

– Bên trong (phòng bếp, phòng khách, đồ đạc, …)

d. Nêu tình cảm của em với ngôi nhà.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:
Nhà em nằm ở một con ngõ. Gia đình em chuyển đến đó sống, tới nay đã được 9 năm rồi! Vì đất rộng nên bố em có trồng nhiều cây xanh lấy bóng mát.

Nếu đi từ xa nhìn lại, nổi bật với ngôi nhà là mái ngói đỏ tươi, tường màu xanh mát như màu trời vậy! Nhà em được xây 2 tầng, mỗi tầng có tới 3 phòng khác nhau.

Nơi đây đã lưu giữ nhiều kỷ niệm từ bé cho tới khi em lớn lên, vì vậy em rất yêu ngôi nhà của mình.

– Mẫu 2:
Ngôi nhà của gia đình em vừa được xây một năm trước. Nó gồm có ba tầng và rất rộng rãi. Phía trước nhà có một khoảng sân. Bên ngoài, nhà được sơn màu xanh dương. Bên trong, các phòng được sơn màu vàng nhạt.

Tầng thứ nhất gồm có phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ của bố mẹ em. Tầng thứ hai gồm có phòng thờ, phòng đọc sách, phòng ngủ của em và chị gái. Các đồ dùng trong nhà đều còn rất mới. Trên cùng là tầng thượng có rất nhiều cây cảnh của bố.

Những lúc rảnh rỗi, cả gia đình em lại lên sân thượng ngồi hóng mát, trò chuyện. Em rất thích ngôi nhà mới của mình.

4. Vận dụng

Vẽ ngôi nhà em yêu thích. Viết 2 – 3 câu giới thiệu bức tranh của em.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 50: Bài học đầu tiên của thỏ con trang 112. Mời các em học sinh, phụ huynh…

11/10/2024

Trong bài 43: Ôn tập hình học và đo lường, chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết lại những kiến thức cơ bản về hình học và các đơn vị…

11/10/2024

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 45: Sự tích hoa cúc trắng trang 102. Mời các em học sinh, phụ huynh và các…

10/10/2024